Lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chi tiết cho người mới kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chi tiết cho người mới kinh doanh

Bởi admin   -  05/09/2018
Lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chi tiết cho người mới kinh doanh
4.5 (90%) 2 votes

Bạn đang có ý định kinh doanh thực phẩm sạch nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu để kinh doanh hiệu quả. Cùng tìm hiểu kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chi tiết và cách lập kế hoạch theo các bước cụ thể.

 

Ngày nay, thực phẩm bẩn hay thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ đang tràn lan trên thị trường đồng thời khiến người tiêu dùng cảm thấy lo ngại. Chính vì vậy, các cửa hàng thực phẩm sạch mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình đối với nguồn thực phẩm sạch và an toàn. Nếu bạn đang có dự định kinh doanh thực phẩm sạch nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ với bạn cách lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chi tiết cùng các bước lập kế hoạch cụ thể giúp bạn có thể kinh doanh mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công.

 

Đánh giá thị trường thực phẩm sạch hiện nay

 

Thực phẩm là nhu cầu thường xuyên và cấp thiết của cuộc sống. Ngày nay, khi thực phẩm bẩn, thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc đang ngày một tràn lan trên thị trường, đánh lừa người tiêu dùng, đe dọa đến sức khỏe các gia đình thì nhu cầu về nguồn thực phẩm sạch lại càng tăng cao hơn bao giờ hết. Nó giúp giải quyết các lo lắng thường trực của các bà nội trợ trước các thông tin thường xuyên về thực phẩm bẩn tràn lan trên báo đài, TV. Dường như chất hóa học độc hại có trong hầu hết các loại thực phẩm, từ tôm cá, rau củ đến các loại hoa quả, bánh trái, từ đồ ăn tươi sống đến thực phẩm khô, gia vị gây ảnh hưởng xấu và lâu dài đến sức khỏe của con người.

 


Thị trường thực phẩm sạch hiện nay đầy tiềm năng phát triển do lo ngại thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng của người tiêu dùng.

 

Để đáp ứng nhu cầu đó các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch mọc lên ngày càng nhiều tuy nhiên không phải tất cả các cửa hàng đều thành công. Nhiều cửa hàng mở ra chỉ vài tháng rồi phải đóng cửa vì không có khách mua hàng hoặc chi phí duy trì cửa hàng quá cao, không có được nguồn hàng kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó là còn do thói quen của đa số người dân thường mua thực phẩm tại chợ bởi giá cả thực phẩm tại cửa hàng cao, không cạnh tranh được với thực phẩm trôi nổi. Để kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch thành công, bạn cần có nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt đi cùng với đó là phải biết cách bảo quản thực phẩm để kinh doanh lâu dài. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch thì dưới đây là kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chi tiết giúp bạn triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả.

 

Xem thêm Cách mở cửa hàng thực phẩm sạch hiệu quả

 

Các bước lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch

 

Bước 1 – Khảo sát thị trường xung quanh địa điểm kinh doanh

 

Bước đầu tiên bạn cần phải làm khi kinh doanh thực phẩm sạch đó chính là khảo sát thị trường khu vực bạn dự định thuê cửa hàng xem thị trường ở đó có tiềm năng không, trong đó bao gồm thói quen mua thực phẩm của người dân, thu nhập và mức sống của người dân xung quanh, khu vực đó có cửa hàng thực phẩm sạch nào chưa, họ đang hoạt động như thế nào. Ngoài ra, các cư dân xung quanh khu vực có nhu cầu với các thực phẩm gì, rau gì là chủ yếu đồng thời mức chi tiêu cho thực phẩm hàng ngày là bao nhiêu.

 


Việc khảo sát thị trường xung quanh khu vực bạn dự định mở cửa hàng giúp bạn hiểu hơn về khách hàng đồng thời đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất.

 

Nếu được, bạn nên làm dạng phiếu khảo sát để nắm được nhu cầu thực phẩm sạch ở khu vực đó. Việc khảo sát thị trường tương đối quan trọng bởi nó giúp bạn có thể lựa chọn được nguồn hàng chất lượng và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời lựa chọn được địa điểm kinh doanh phù hợp, nơi người dân có thể chi trả cho nhu cầu mua thực phẩm sạch và có thói quen sử dụng thực phẩm sạch thường xuyên.

 

Bước 2 – Phân bổ nguồn vốn kinh doanh thực phẩm sạch

 

Khi kinh doanh thực phẩm sạch để bắt đầu, bạn có thể lựa chọn số vốn kinh doanh khác nhau tùy theo định hướng và quy mô cửa hàng, có thể từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Chính vì vậy bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch đó chính là phân bổ nguồn vốn kinh doanh hợp lý. Giả sử bạn muốn mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 150 triệu đồng thì bạn cần phân bổ nguồn vốn cho các chi phí chi tiêu cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Trong đó chi phí nhập hàng chiếm phần lớn khoảng 38 triệu đồng, chi phí trang trí cửa hàng khoảng 10 đến 15 triệu đồng, chi phí điện nước và thuê nhân viên tháng đầu khoảng 10 triệu, chi phí mua sắm trang thiết bị khoảng 25 triệu đồng, chi phí thuê cửa hàng khoảng 42 triệu đồng/6 tháng.

 

Bước 3 – Tìm nguồn hàng kinh doanh thực phẩm sạch chất lượng

 

Một yếu tố quan trọng giúp việc kinh doanh thực phẩm sạch của bạn thành công là phải tìm được nguồn hàng ổn định, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cụ thể và đảm bảo được an toàn cho người sử dụng. Đây là bước không thể thiếu được trong việc lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch đối với các cửa hàng hiện nay. Thực phẩm phải đảm bảo được sự phong phú, đa dạng đồng thời tươi ngon khi đến tay khách hàng đi cùng với đó là cam kết về chất lượng và sự an toàn, không có dư lượng thuốc trừ sâu hay hóa chất.

 


Nguồn hàng kinh doanh chất lượng và đảm bảo sự đa dạng chính là cách giúp cửa hàng của bạn thu hút khách hàng hiệu quả.

 

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bạn nên liên kết với các đơn vị, nhà vườn cung cấp thực phẩm sạch để có được nguồn hàng tốt, làm hài lòng khách. Ví dụ như Táo Ninh Thuận, Nho Ba Mọi, hải sản lấy từ ngư dân đánh bắt ở các ngư trường nổi tiếng, rau củ quả trồng ở Sóc Sơn, Hòa Bình, cà chua, cà rốt nhập từ Đà Lạt, tỏi Lý Sơn, mắm tép đặc sản miền Trung, trứng gà Hòa Bình…Đây đều là các khu vực nuôi trồng rau củ quả hay cung cấp thực phẩm được đánh giá cao về chất lượng. Bởi khách hàng khi có nhu cầu mua thực phẩm sạch với giá cao hơn so với ngoài chợ là họ muốn nhận được các sản phẩm có chất lượng, nguồn gốc cụ thể và đảm bảo an toàn khi sử dụng, sạch thực sự chứ không phải chỉ trên giấy tờ. Tốt nhất bạn nên có nguồn hàng hay cơ sở liên kết riêng để đảm bảo nguồn cung ổn định và kiểm soát được chất lượng.

 

Bước 4 – Thuê và trang trí cửa hàng thực phẩm sạch đi cùng mua sắm trang thiết bị

 

Sau khi tìm kiếm được nguồn hàng kinh doanh, bạn bắt đầu vào việc thiết lập cửa hàng và tính toán cụ thể chi phí thuê cửa hàng, trang trí cửa hàng và mua sắm trang thiết bị trong bản kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch. Khi thuê cửa hàng kinh doanh, bạn nên chọn cửa hàng có diện tích phù hợp với quy mô đầu tư, ưu tiên cửa hàng ở gần khu chung cư, dân cư đông đúc, nơi người dân có mức thu nhập tốt đồng thời cửa hàng phải có nơi đậu xe và giao thông thuận tiện.

 

Tiếp theo sau khi thuê được cửa hàng, bạn cần trang trí cửa hàng cho thật thu hút khách hàng và phù hợp để trưng bày các sản phẩm thực phẩm sạch. Gam màu thích hợp đối với cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đó là các gam màu sáng như màu trắng hoặc màu xanh tạo cảm giác thân thiện. Nếu có giấy chứng nhận của Bộ Y tế về thực phẩm sạch, an toàn nên treo ở các khu vực giúp khách hàng thuận tiện quan sát khi bước vào cửa hàng của bạn.

 

Lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch hiệu quả


Trang trí cửa hàng và mua sắm các trang thiết bị, vật dụng cần thiết cho cửa hàng là điều mà mọi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cần lưu ý.

 

Ngoài ra, một điều quan trọng trong kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch đó là bạn phải mua sắm các trang thiết bị cho cửa hàng kinh doanh trong đó có tủ đông, tủ mát, máy tính, rổ nhựa loại vuông, kệ sắt siêu thị. Tủ đông dùng để bảo quản thực phẩm như thịt cá, tủ mát là tủ dạng kính trưng bày, có hệ thống làm mát phía dưới, dùng để bảo quản rau, củ, hoa quả và thịt cá trong ngày. Kệ sắt siêu thị nên có 2 kệ, kệ to dùng để bày các loại rau, kệ nhỏ bày các loại đặc sản 3 miền như mắm tép, trứng, hành tỏi, miến, mì gạo, tương ớt. Bên cạnh đó, cửa hàng còn cần có rổ nhựa loại vuông để bày rau củ quả, các loại không cần bảo quản trong tủ mát và giúp khách hàng thuận tiện nhìn thấy nhất. Đồng thời, còn một số vật dụng cần thiết phải mua sắm khác như máy tính, quầy thu ngân, máy POS, camera, điện thoại bàn, các loại túi bọc thực phẩm,….

 

Bước 5 – Thuê và đào tạo nhân viên cho cửa hàng thực phẩm sạch

 

Một bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch đó chính là thuê và đào tạo nhân viên bởi rất nhiều cửa hàng thực phẩm sạch hiện nay mất khách vì nhân viên có thái độ không tốt với khách hàng hoặc không am hiểu về hàng hóa để tư vấn cho khách. Do đó, khi tuyển nhân viên, bạn cần chú ý một số yếu đó đó chính là cần có thái độ ứng xử đúng mực, lịch sự với khách hàng, am hiểu về thực phẩm, nguồn gốc của các loại hàng hóa để tư vấn cho khách hàng. Đi cùng với đó là tính cách chăm chỉ, thật thà, nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc. Bên cạnh đó, bạn còn cần truyền tâm huyết cho nhân viên và đào tạo nhân viên cách chăm sóc khách hàng như cúi chào khách hàng khi họ đến và đi, tư vấn nhiệt tình, cân đo chính xác.

 


Nhân viên cửa hàng thực phẩm sạch cần có thái độ thân thiện với khách hàng đồng thời chăm chỉ, nhanh nhẹn trong công việc.

 

Bước 6 – Marketing cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

 

Bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chính là Marketing cho cửa hàng. Bạn có thể áp dụng các phương thức khác nhau như tạo website bán hàng, SEO và chạy quảng cáo Google Adwords, xây dựng Fanpage Facebook hay bán hàng trên các Group Facebook. Website giúp giới thiệu về cửa hàng, đăng thông tin sản phẩm và bán hàng online. Đây là cách đơn giản và thuận tiện để tiếp cận khách hàng.

 

Ngoài ra bạn còn có thể tạp Fanpage Facebook để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả vì lượng người dùng trên Facebook rất lớn. Rất nhiều bà nội trợ, nhân viên văn phòng công sở bận rộn thường mua hàng online qua Facebook hoặc website bán hàng. Bên cạnh đó bạn có thể chạy thêm quảng cáo hoặc rao vặt bán hàng, giới thiệu cửa hàng trong các Group hay Forum.

 


Thiết kế website bán hàng online là giải pháp được khá nhiều cửa hàng lựa chọn hiện nay khi kinh doanh mở cửa hàng thực phẩm sạch.

 

Bước 7 – Vận hành cửa hàng thực phẩm sạch

 

Bạn cần xây dựng được thương hiệu và phát triển thương hiệu đó để đông đảo khách hàng biết đến. Việc đặt tên cho cửa hàng và xây dựng thương hiệu cho cửa hàng thực phẩm sạch của bạn vô cùng quan trọng. Các các tên như Bác Tôm, Sói Biển là các tên cửa hàng thực phẩm sạch ấn tượng và ghi được dấu ấn đối với khách hàng. Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua khâu chăm sóc khách hàng bằng việc tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, giao hàng nhanh, đúng số lượng và chất lượng. Ngoài ra, nhiều cửa hàng thực phẩm sạch thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại hoặc đưa các khách hàng thân thiết đi tham quan vườn rau sạch, nơi cửa hàng thường nhập hàng. Việc này không chỉ tăng thêm sự gắn bó và giúp khách hàng tin yêu cửa hàng của bạn hơn.

 

Trên đây là các bước lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chi tiết cho người mới kinh doanh giúp bạn kinh doanh hiệu quả ở thời điểm hiện nay. Hi vọng rằng có thể giúp bạn kinh doanh hiệu quả và gặt hái thành công.

Lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chi tiết cho người mới kinh doanh
4.5 (90%) 2 votes

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!