Kinh doanh khách sạn, khách sạn mini hay nhà nghỉ là một ngành nghề kinh doanh đầy tiềm năng hiện nay tuy nhiên đi cùng với đó là không ít thách thức đối với người sắp khởi nghiệp kinh doanh.
Trong số các ngành nghề kinh doanh nổi bật ở thời điểm hiện nay thì kinh doanh khách sạn được khá nhiều người quan tâm và muốn đầu tư vào hoạt động này. Đây là một trong số các ý tưởng kinh doanh đang trở nên thịnh hành, đặc biệt khi du lịch và nhu cầu lưu trú ngày càng phát triển cùng với đó là lợi nhuận khủng khi kinh doanh khách sạn, khách sạn mini hay các loại hình nhà nghỉ.
Kinh doanh khách sạn là một trong số các ngành nghề kinh doanh nổi bật và được nhiều chủ đầu tư lựa chọn ở thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên khi muốn kinh doanh khách sạn, khá nhiều người còn băn khoăn có nên kinh doanh khách sạn ở thời điểm hiện nay hay không bởi dù là ngành nghề có nhiều tiềm năng và khả năng mang lại lợi nhuận cao tuy nhiên kinh doanh khách sạn còn tiềm ẩn không ít các bật cập và khó khăn khiến cho nhiều chủ đầu tư còn đau đầu và băn khoăn trong việc lựa chọn có nên kinh doanh khách sạn hay không. Cùng Thế Hệ Khởi Nghiệp đánh giá tổng quát về ngành nghề kinh doanh khách sạn đi cùng với đó là cơ hội và thách thức khi kinh doanh khách sạn ở thời điểm hiện nay giúp bạn trả lời câu hỏi kinh doanh khách sạn nên hay không nên.
Kinh doanh khách sạn tại Việt Nam đang là một ngành nghề kinh doanh thực sự bùng nổ và trở thành xu hướng được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Có rất nhiều điều khiến cho thời điểm hiện tại thực sự là cơ hội vàng cho ngành kinh doanh khách sạn.
Đầu tiên, trong các năm gần đây, lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam và lượng khách du lịch nội địa đang gia tăng nhanh chóng. Trong năm 2017 có gần 13 triệu lượt khách du lịch đến với Việt Nam, còn trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng khách du lịch nước ngoài đạt gần 8 triệu lượt khách, tăng 27,2% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Kinh doanh khách sạn là một ngành nghề kinh doanh đầy tiềm năng ở thời điểm hiện nay khi nhu cầu du lịch của khách nước ngoài và du lịch nội địa tăng cao.
Không chỉ khách du lịch nước ngoài tăng mà cả khách du lịch nội địa gia tăng nhanh chóng với 73 triệu lượt khách năm 2017 và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018 số lượng khách du lịch nội địa lên đến 42,8 triệu lượt khách. Đây không chỉ là dấu hiệu đáng mừng cho ngành kinh doanh du lịch mà còn cả ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam bởi nhu cầu về phòng khách sạn, về nhà nghỉ ngày càng lớn. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ cùng các website đặt phòng trực tuyến ra đời càng thúc đẩy sự phát triển doanh thu của các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời cho thấy tiềm năng lớn khi đầu tư kinh doanh trong hoạt động cung cấp phòng khách sạn, nhà nghỉ cho khách du lịch, khách đi công tác hiện tại.
Ngoài ra, ngành kinh doanh khách sạn còn là một ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận lớn, đặc biệt khi kinh doanh tại các địa điểm du lịch nhờ lợi thế đầu tư ngắn hạn, thu lợi dài hạn và rủi ro thấp. Bên cạnh kinh doanh phòng nghỉ khách sạn, các chủ đầu tư còn có thể nhanh chóng mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích đi kèm khác giúp gia tăng lợi nhuận nhanh chóng và mở rộng quy mô đầu tư như kinh doanh nhà hàng, kinh doanh spa, kinh doanh dịch vụ cho thuê xe hay dịch vụ giặt là,…
Bên cạnh các tiềm năng và cơ hội lớn khi tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn, một vấn đề khiến nhiều người còn băn khoăn có nên kinh doanh khách sạn hay không chình là các thách thức hay khó khăn khi kinh doanh khách sạn có thể gặp phải.
Hiện nay việc xin giấy phép kinh doanh khách sạn không quá phức tạp, chủ nhân khách sạn chỉ cần chú ý tới việc khai báo thủ tục lưu trú với công an địa phương hay công an phường là có thể yên tâm kinh doanh. Tuy nhiên khâu xin giấy phép tiềm ẩn một số vấn đề nan giải nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh và thiếu hiểu biết thực tế. Điều này có thể khiến cho việc xin giấy phép ở các ban ngành có liên quan có thể mất rất nhiều thời gian và công sức vì đây là ngành kinh doanh khá nhạy cảm. Do đó, khi quyết định kinh doanh khách sạn cần phải tìm hiểu chi tiết các thủ tục để tránh gặp rắc rối trong quá trình kinh doanh đồng thời có thể thuê các đơn vị tư vấn luật để họ tư vấn các thủ tục, giấy tờ trong việc xin giấy phép kinh doanh khách sạn cho bạn.
Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh cần nhiều vốn
Không giống như nhiều ngành nghề kinh doanh khác có thể khởi nghiệp hay đầu tư với số vốn ít, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ đòi hỏi bạn phải đầu tư số vốn lớn ngay ban đầu, trong đó bao gồm vốn cho việc thuê địa điểm, vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, vốn cho việc duy trì hoạt động kinh doanh khách sạn.
Đầu tiên là vốn cho việc thuê địa điểm, nếu bạn có mặt bằng kinh doanh và không cần thuê địa điểm thì có thể tiết kiệm được chi phí cho việc này tuy nhiên nếu không thì bạn phải đi thuê địa điểm kinh doanh hoặc phổ biến nhất là mua đất xây khách sạn. Các khách sạn, nhà nghỉ thường phải được xây dựng ở các vị trí đẹp, giao thông thuận tiện nhằm cho khách hàng có thể thuận tiện trong việc đi lại, di chuyển và lưu trú, chính vì vậy việc đầu tư địa điểm ở các vị trí đẹp luôn đòi hỏi một lượng tiền rất lớn để thuê hay mua mặt bằng. Nhà đầu tư cần xem xét cẩn trọng về mặt bằng và địa điểm kinh doanh bởi kinh doanh khách sạn là một ngành đầu tư mang tính chất dài hạn và tốn kém trong khi việc thay đổi địa điểm là gần như không thể. Kinh doanh khách sạn luôn phải chi ra một số tiền khá lớn trong việc quyết định thuê địa điểm nhất là ở các vùng trọng điểm như khu du lịch nổi tiếng hay các trung tâm thành phố lớn.
Trong kinh doanh khách sạn thì việc thuê mặt bằng kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có thể chiếm một lượng lớn trong số vốn kinh doanh.
Sau khi thuê hoặc mua mặt bằng kinh doanh, một khoản chi phí không nhỏ khác mà bạn phải tính đến đó chính là chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc đảm bảo đủ vật liệu và chất lượng công trình phải đảm bảo đi cùng với đó phải thuê các đơn vị thiết kế nội ngoại thất phù hợp. Khách sạn càng cao cấp thì chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất càng cao.
Khoản chi phí tiếp theo bạn cần tính đến sau khi xây dựng khách sạn xong đó chính là một khoản chi phí lớn cho việc duy trì hoạt động của khách sạn. Khoảng thời gian đầu khách sạn có thể vắng khách khiến cho thu nhập cho chủ đầu tư không đảm bảo trong khi phải chi ra một số tiền lớn hàng tháng như trả lương nhân viên, các hóa đơn điện, nước, gas, điện thoại. Việc có được lượng khách hàng tối thiểu hàng tháng cần một thời gian dài sau khi hoạt động. Do đó, khi kinh doanh khách sạn cần phải kiên trì trong việc thu lại vốn. Có rất nhiều nhà đầu tư không thể tiếp tục kinh doanh khách sạn sau một thời gian vì không còn đủ vốn chi trả cho chi phí hàng tháng. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh Marketing cho khách sạn để thu hút khách hàng là công việc quan trọng phải thực hiện khi kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh mang tính lâu dài, mặc dù có thể mang lại lợi nhuận kinh doanh cao khi thu hút được lượng khách hàng ổn định tuy nhiên thời gian thu hồi vốn có thể tính theo năm. Ngoài ra, để có thể xây dựng được một khách sạn, nhà đầu tư có thể phải đi vay một khoản lớn từ ngân hàng và chịu một số tiền trả hàng tháng, việc đó có thể gây ra áp lực lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nếu phải vay nhiều vốn để mở khách sạn.
Việc lựa chọn địa điểm để xây dựng luôn là một bài toán khó khi kinh doanh khách sạn vì đòi hỏi sự nghiên cứu thị trường trước khi quyết định vị trí thuê mặt bằng kinh doanh. Thường các vị trí như khu du lịch nổi tiếng hay các thành phố đông đúc, các khu vực nhiều hoạt động như hội nghị, tiệc cưới, sự kiện lớn nhằm có một lượng khách hàng nhất định. Sau khi lựa chọn được khu vực kinh doanh thì cần khảo sát thị trường ở đó như thế nào đi cùng với đó là tình hình cạnh tranh ở đó. Liệu vị trí mà bạn hướng tới có nhiều khách sạn chưa, khách sạn của mình có đủ khả năng để cạnh tranh với các khách sạn khác hay không. Nếu như không đủ khả năng để cạnh tranh ở đó thì nên cân nhắc có nên xây dựng ở vị trí đó không.
Để kinh doanh khách sạn hiệu quả thì việc quản lý khách sạn đóng vai trò quan trọng bởi có rất nhiều vấn đề phát sinh khi kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn luôn luôn là một loại hình khó trong việc quản lí. Chủ đầu tư cần phải xác định cần xác định số lượng nhân viên cần thuê khi kinh doanh khách sạn, cách vận hành Marketing thu hút khách hàng đến với khách sạn đồng thời lựa chọn thiết bị trong phòng phù hợp với chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, giá cả từng phòng sao cho hợp lí, nên dựa theo chi phí hay theo đối thủ cạnh tranh để tính giá, có nên thay đổi giá theo mùa hay không, nên tổ chức các chương trình khuyến mại giá thuê phòng như thế nào.
Ngoài ra, một tình huống mà nhiều khách sạn, nhà nghỉ có thể gặp phải đó chính là tình trạng các tệ nạn như ma túy, mại dâm, đánh bạc thường tìm tới không gian riêng tư của các phòng khách sạn. Khi có vụ việc này xảy ra tại khách sạn, không chỉ đối tượng bị phạt mà cả chủ khách sạn có thể bị liên quan tùy theo mức độ có thể bị phạt hành chính, thu hồi giấy phép, hoặc đóng cửa cơ sở. Do đó việc quản lý khách sạn đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm quản lý hoặc phải thuê ngưởi quản lý khách sạn nếu cần thiết, đặc biệt là các khách sạn cao cấp.
Xem thêm Kinh nghiệm kinh doanh homestay cho du khách
Trên đây là một số cơ hội và thách thức khi kinh doanh khách sạn giúp bạn cân nhắc có nên kinh doanh khách sạn ở thời điểm hiện nay hay không. Hi vọng rằng có thể giúp bạn nhanh chóng đưa ra được quyết định kinh doanh phù hợp nhất.
Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!