Thế Hệ Khởi Nghiệp

Các rủi ro khi kinh doanh homestay mà các chủ homestay cần lường trước

Các rủi ro khi kinh doanh homestay mà các chủ homestay cần lường trước
5 (100%) 2 votes

Kinh doanh homestay là hình thức kinh doanh có rất nhiều triển vọng và tiềm năng ở thời điểm hiện nay tuy nhiên đi cùng với đó là không ít rủi ro khi kinh doanh homestay.

 

Với sự phát triển và tăng trưởng mạnh của ngành du lịch, kinh doanh homestay đang có đà bứt tốc đồng thời là hình thức kinh doanh phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi khởi nghiệp kinh doanh. Tiềm năng của ý tưởng kinh doanh từ homestay là rất lớn tuy nhiên đi cùng với đó là các rủi ro mà các chủ kinh doanh có thể gặp phải trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh. Do đó, nắm được các rủi ro khi kinh doanh homestay có thể giúp dự tính cách giải quyết phù hợp nhất. Từ đó, đảm bảo công việc vận hành hiệu quả.

 


Kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh luôn tồn tại rất nhiều rủi ro mà các chủ homestay có thể phải đối mặt khi khởi nghiệp kinh doanh.

 

Rủi ro khi kinh doanh homestay từ thủ tục pháp luật

 

Để kinh doanh homestay hiệu quả thì vấn đề đầu tiên bạn cần quan trọng đó chính là thủ tục kinh doanh homestay, trong đó có khá nhiều loại giấy phép, chứng nhận mà bạn phải hoàn thành trước khi đưa homestay vào hoạt động. Bạn phải có đầy đủ giấy phép kinh doanh cùng các loại giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận PCCC, giấy chứng nhận an ninh – trật tự mới đủ điều kiện để kinh doanh. Nếu không bạn có thể bị phạt hành chính và dừng hoạt động kinh doanh. Ngoài thủ tục giấy tờ thì bạn còn cần khai báo trước 23 giờ khách lưu trú đề phòng sự ghé thăm bất chợt của công an địa phương nơi bạn kinh doanh.

 


Nếu không có đăng ký kinh doanh hay đầy đủ các giấy tờ kinh doanh homestay thì bạn có thể bị kiểm tra đột xuất và phải chịu phạt từ phía pháp luật.

 

Rủi ro khi kinh doanh homestay từ chủ nhà hoặc OTA

 

Bên cạnh rủi ro từ pháp luật thì một rủi ro khác mà bạn cần tính đến khi kinh doanh homestay đó chính là rủi ro từ chủ căn nhà bạn thuê để kinh doanh homestay, nếu bạn không phải kinh doanh homestay từ chính ngôi nhà của bạn. Hầu hết các chủ kinh doanh homestay hiện nay thường đứng ra thuê hợp đồng dài hạn rồi cải tạo căn hộ để kinh doanh homestay. Chính vì vậy, không ít người gặp tình huống dở khóc dở cười khi bị chủ đòi lại nhà trước hợp đồng mà đền bù ít hoặc không đền bù. Do đó trước khi thuê địa điểm kinh doanh homestay để hạn chế rủi ro khi kinh doanh homestay, bạn cần làm việc với chủ nhà một cách cẩn thận và chi tiết.

 


Khi kinh doanh homestay mà phải thuê nhà, bạn cần phải đàm phán chi tiết với chủ nhà về vấn đề hợp đồng cho thuê.

 

Ngoài ra cần chú ý về điều khoản đền bù và thời gian thông báo trước khi đòi nhà trong hợp đồng thuê nhà. Về số tiền thì làm sao mà đảm bảo bù được chi phí bạn định bỏ ra đầu tư. Thời gian thông báo trước để bạn kịp xử lý cho các khách có nhu cầu đặt phòng. Bên cạnh đó, bạn còn cần chú ý về tính pháp lý của hợp đồng thuê nhà. Nếu sổ đỏ có cả tên vợ và chồng thì cần cả 2 người ký, 1 người ký thường không có hiệu lực. Tốt nhất nếu đầu tư chi phí nhiều cho việc thuê nhà thì nên gọi công chứng, hợp đồng hai bên ký với nhau mà thời gian thuê dài hơn 6 tháng mà không có công chứng thì không có giá trị về mặt pháp lý. Với các chủ kinh doanh homestay thuê các căn hộ chung cư thì nên làm việc với chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà đồng thời tốt nhất lobby nhẹ nhàng với họ để công việc kinh doanh của bạn thuận tiện.

 

Một rủi ro khi kinh doanh homestay hay AirBnB khác bạn có thể phải đối mặt đó chính là rủ ro từ các bên trung gian (OTA, nền tảng thanh toán) như hoàn tiền chậm từ OTA, chênh lệch tiền ngoại tệ,…

 

Rủi ro khi kinh doanh homestay từ khách hàng

 

Rủi ro từ khách hàng là rủi ro lớn nhất và thường xuyên nhất mà bạn phải xử lý khi kinh doanh homestay bởi khách hàng là đối tượng chính là bạn hướng đến. Rủi ro của vấn đề này có thể có nhiều lý do như khách hàng đánh giá thiếu chính xác, các kiểu khách như thế này rất nhiều mà không ít lần làm các host đau đầu. Việc để lại review xấu, rate sao thấp nhưng không đưa lý do cụ thể hoặc chân thực ảnh hưởng đến du khách đặt phòng tiếp theo rất nhiều bởi các khách hàng tiếp theo thường căn cứ vào review, thứ hạng homestay để quyết định đặt phòng hay không. Thường thì các đánh giá xấu có thể giảm uy tín, thậm chí giá trị căn hộ của bạn trong lâu dài. Với khách hàng kiểu này, bạn cứ mạnh dạn phản hồi và báo cáo lại trên các OTA hoăc giải trình/xóa review nếu nó được đăng lên các kênh quảng bá homestay của bạn.

 


Khi kinh doanh homestay, bạn cần phải có nội quy và quy định cụ thể thông báo đến khách hàng để hạn chế các vấn đề không lường trước xảy ra từ phía khách hàng.

 

Một rủi ro khác từ khách hàng đó chính là việc khách hàng sử dụng đồ đạc hay vật dụng trong homestay nhưng không có ý thức, khiến nó bị hư hỏng hoặc để xả rác, bày bừa ra homestay. Tâm lý và cách hành xử của khách hàng rất đa dạng. Có khách văn minh nhưng có không ít khách thiếu ý thức, thậm chí có làm mà không có nhận. Rất nhiều trường hợp chủ homestay phải ngậm bồ hòn làm ngọt khi gặp kiểu khách như này. Với các khách hàng như thế này, điều các chủ kinh doanh homestay cần làm đó là phải thông báo chi tiết về nội quy, thậm chí soạn thảo văn bản và mô tả cách xử lý, đền bù cụ thể để khi xảy ra sự việc có căn cứ giải quyết.

 

Khi kinh doanh homestay, bạn còn phải đối mặt với rủi ro từ các khách hàng ảo, khách đặt phòng rồi hủy liên tục để giảm giá, khách hủy phòng trước giờ checkin, khách đặt phòng chưa thanh toán nhưng không đến khiến cho các chủ homestay bực mình nhất bởi bạn vừa tốn thời gian, công sức, vừa tổn thất doanh thu. Cách tốt nhất là để chế độ thanh toán trước ít nhất 50%, tính phí khi hủy phòng sau thời hạn nhất định và lựa chọn các OTA uy tín, đảm bảo quyền lợi chủ nhà.

 

Rủi ro khi kinh doanh homestay tiếp theo mà bạn có khả năng phải đối mặt đó là các khách lợi dụng homestay để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Đây có thể cói là rủi ro kinh doanh homestay kinh khủng nhất của tất cả các chủ homestay hay AirBnB hiện nay. Còn gì đáng lo ngại hơn khi có người ngang nhiên phạm tội trong chính căn nhà mình. Sự việc bị phát giác, bạn có thể phải chịu tội chứa chấp. Thế nên tố nhất bạn nên khai báo tạm trú tạm vắng và ký thỏa thuận thuê nhà có mục đích lưu trú để tránh truy tố tội chứa chấp đồng thời khi có dấu hiệu nghi ngờ cần kiểm tra (giả đem đồ, check phòng,…).

 

Ngoài ra còn một đối tượng khách hàng khác có thể đem đến rủi ro khi kinh doanh homestay đó là khách  hàng lừa đảo quỵt tiền. Đây thường là nhóm đặt phòng sau đó không đến hoặc hủy cận ngày. Ngoài ra, nhóm này còn book 2 ở 5, book 3 ở 10 gây tổn thất không ít. Việc các chủ homestay nên làm là đặt chế độ nghiêm ngặt về thanh toán/đặt cọc và kiểm tra số lượng khách, khai báo chính xác công khai để tội phạm không nhằm vào bạn.

 

Xem thêm Kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z  hiệu quả nhất 


Trên đây là một số rủi ro khi kinh doanh homestay mà bạn có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. Hi vọng rằng có thể giúp bạn kinh doanh hiệu quả và giảm thiểu các vấn đề không mong muốn khi kinh doanh.