Thế Hệ Khởi Nghiệp

Tất tần tật các cách đặt tên cửa hàng hay và tạo dấu ấn hiệu quả

Tất tần tật các cách đặt tên cửa hàng hay và tạo dấu ấn hiệu quả
3.7 (73.33%) 3 votes

Trong kinh doanh, việc đặt tên cho cửa hàng vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ là yếu tố gây ấn tượng với khách hàng mà còn tạo dấu ấn thương hiệu trên thị trường. Cùng tìm hiểu một số cách đặt tên cửa hàng hay và tạo dấu ấn thương hiệu hiệu quả nhất.

 

Đối với các cửa hàng kinh doanh, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng thì việc đặt tên cho cửa hàng là một trong số các công việc quan trọng bởi nó gắn liền với yếu tố thương hiệu của cửa hàng đồng thời ghi dấu trong tâm trí khách hàng khi triển khai các chiến dịch quảng bá cửa hàng đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng. Việc đặt tên cho cửa hàng, thương hiệu có rất nhiều cách khác nhau, có tên thương hiệu theo kiểu vui nhộn, có tên thương hiệu lại phá cách, có tên thương hiệu lại gợi sự đáng yêu. Có người lại muốn đặt tên thương hiệu hợp với phong thủy, với tuổi, với mệnh, có người thì chỉ đặt tên đơn giản theo tên của địa chỉ đường.

 


Đặt tên cửa hàng hay thương hiệu vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến ấn tượng và sự thu hút đối với khách hàng.

 

Nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng và băn khoăn trong việc đặt tên cho cửa hàng hay shop bán hàng online thì dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp gợi ý cho bạn một số cách đặt tên cửa hàng hay và tạo dựng dấu ấn thương hiệu hiệu quả.

 

Các cách đặt tên cửa hàng thu hút và ấn tượng


Có rất nhiều cách đặt tên cửa hàng, shop online, thương hiệu hiệu quả phù hợp với sở thích và mong muốn khác nhau của các chủ cửa hàng trong quá trình kinh doanh. Cùng tham khảo 12 cách đặt tên cửa hàng hay và thu hút dưới đây.


Đặt tên cửa hàng theo đặc trưng sản phẩm


Đặt tên cửa hàng theo đặc trưng sản phẩm được xem là cách đặt tên cửa hàng được nhiều người lựa chọn nhất, đặc biệt khi không có quá nhiều ý tưởng thì các chủ cửa hàng hầu hết đều thực hiện theo cách này. Ưu điểm khi đặt tên cửa hàng theo đặc trưng sản phẩm chính là giúp khách hàng biết được cửa hàng bạn bán loại mặt hàng gì, có phải là sản phẩm họ cần hay không ví dụ như Cửa hàng Nội thất 191, Cửa hàng Gạo Ba Miền. Tuy nhiên nhược điểm của cách đặt tên cửa hàng này đó chính là không thực sự tạo được dấu ấn khác biệt, rất khó ghi được dấu ấn và sự ghi nhớ trong tâm chí khách hàng. Do vậy, tốt nhất chỉ khi mặt hàng bạn kinh doanh còn mới, ít cạnh tranh thì mới áp dụng hiệu quả được.


Đặt tên cửa hàng theo đặc điểm cửa hàng

 


Đặt tên cửa hàng theo đặc điểm cửa hàng là một trong số các cách đặt tên phổ biến nếu cửa hàng của bạn có một số đặc điểm riêng nổi bật.

 

Bên cạnh việc đặt tên cửa hàng theo đặc trưng sản phẩm thì một cách đặt tên cửa hàng hay đang được khá nhiều cửa hàng áp dụng đó chính là đặt tên cửa hàng theo đặc điểm riêng của cửa hàng đó. Nếu cửa hàng của bạn có đặc điểm nổi bật về vị trí, về phong cảnh xung quanh hoặc bản thân chủ cửa hàng có cái tên đặc biệt thì có thể tận dụng lợi thế này ví dụ như Café Cây Bàng, Quán Cây Xoài, Lẩu nướng Bà Ba Mập, Quán ăn Hiếu Béo nghe cảm giác thân thiết và ấn tượng hơn so với việc đặt tên theo sản phẩm.

 

Đặt tên cửa hàng theo địa chỉ hoặc địa danh


Nếu bạn từng nghe tới Gốm Bát Tràng hay Phở Lý Quốc Sư thì đó chính là cách đặt tên cửa hàng hay theo địa danh. Đây là một trong số các cách đặt tên cửa hàng hay và phổ biến nhất hiện nay bởi việc đặt tên nhanh chóng và không cần phải suy tính nhiều. Nếu bạn có địa chỉ đẹp, độc đáo, giúp khách hàng nhớ nhanh thì có thể đặt tên theo cách này ví dụ Shop quần áo 111 Bà Triệu, Cafe 88 Tây Hồ.

 


Nếu kinh doanh các sản phẩm đặc sản vùng miền thì cách tốt nhất là đặt tên theo địa danh sản xuất và nổi tiếng với các loại đặc sản đó.

 

Ngoài ra, nếu bạn đang kinh doanh đặc sản thì có thể lấy tên địa phương của món đặc sản đó làm tên cửa hàng ví dụ như Nem chua Thanh Hóa, Vịt cỏ Vân Đình, Chè Thái Nguyên,…hoặc lấy tên tỉnh thành để đặt tên cho cửa hàng như Nhà đất Thủ đô, Bia Sài Gòn,….Còn nếu kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu thì cách đặt tên cửa hàng hay và nhanh chóng là dùng tên ghép các quốc gia với nhau để giúp khách hàng hiểu hơn về nguồn gốc sản phẩm của bạn ví dụ như Ống nhựa Việt Đức, Xe máy Việt Nhật,…

 

Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân


Không chỉ các cửa hàng có quy mô nhỏ lẻ mà các cửa hàng lớn trên thế giới cũng đặt tên theo cách này. Bạn có thể chọn đặt tên chủ hoặc người thân của chủ sho ví dụ như Quán Chị Bảy, Quán Chú Tư, Bún mắm Cô Ba, Hủ tiếu Dì Sáu,…


Đặt tên cửa hàng theo thương hiệu hoặc bằng từ viết tắt


Một cách đặt tên cửa hàng hay và khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam đó chính là đặt tên bằng từ viết tắt hoặc tên chính thương hiệu đó. Có hai cách đặt tên theo phương pháp này, thứ nhất là viết tắt tên ngành nghề và địa danh như  Viglacera, Vinaconex, Vinamilk,… và thứ hai là viết tắt từ tên các từ đầu tiên như ACB ( Ngân hàng Á Châu), ICP (Internation Consumer Product),.…

 


Đặt tên cửa hàng theo thương hiệu hoặc tên viết tắt là một các đặt tên phổ biến và đang được nhiều người lựa chọn.

 

Đặt tên cửa hàng theo quy mô cửa hàng

 

Nếu có ý định kinh doanh nhiều loại mặt hàng cùng chủng loại thì cách đặt tên cửa hàng này là vô cùng phù hợp. Bạn có thể sử dụng các tiền tố phía trước mặt hàng bạn kinh doanh ví dụ như Siêu thị, Thế giới,… nhằm truyền tải tới khách hàng là cửa hàng bạn bán đa dạng các mặt hàng khách hàng cần ví dụ như Siêu thị Bạc nam, Thế giới quần áo sỉ,…Cách đặt tên này thường phù hợp với các cửa hàng lớn, phong phú mặt hàng khác nhau cho khách hàng lựa chọn.


Đặt tên cửa hàng nhờ sự liên tưởng


Đặt tên theo cách này yêu cầu bạn phải hiểu cụ thể về sản phẩm mình bán có đặc điểm, công dụng,… gì nổi bật đối với người mua rồi đặt tên tạo sự liên tưởng tới sản phẩm đó. Làm sao khi nhìn vào tên đó, khách hàng hiểu đươc ngụ ý và liên tưởng bạn đang bán mặt hàng gì. Đây là một cách đặt tên cửa hàng hay và thực sự ấn tượng ví dụ như bạn bán bếp gas có thể đặt tên cửa hàng là Ngọn lửa hồng hay bán Điều hòa, Quạt sưởi có thể đặt tên cửa hàng là Mùa đông ấm.

 

Đặt tên cửa hàng kích thích sự tò mò


Bên cạnh việc đặt tên cửa hàng kích thích khách hàng liên tưởng thì một cách đặt tên cửa hàng hay khác chính là đặt tên cửa hàng độc đáo, mới lại, kích thích sự hiếu kỳ và tò mò của khách hàng xem bạn bán gì, sản phẩm có gì hay. Đặc biệt nếu bạn kinh doanh các mặt hàng quen thuộc thì nên đặt tên theo cách này để thu hút khách hàng ví dụ ToFu – cái tên cực chất cho cửa hàng kinh doanh tào phớ.


Đặt tên cửa hàng bằng tính từ


Thực tế khảo sát cho thấy cách đặt tên này được sử dụng nhiều nhất đồng thời đây là một trong số các cách đặt tên cửa hàng hay. Có một số cách đặt tên cửa hàng theo hướng này, trong đó đặc biệt là sử dụng các tính từ liên quan đến sự tin tưởng, may mắn hay phát tài ví dụ như Bất động sản Thịnh Phát, Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm Đại Tín. Ngoài ra còn có thể đặt tên cửa hàng gợi khát vọng tương lai như Tiền Phong, Tiên Phong,…

 


Các tính từ được sử dụng nhiều nhất khi đặt tên cửa hàng hay thương hiệu chính là các tính từ liên quan đến niềm tin, may mắn hay sự phát tài.

 

Đặt tên cửa hàng theo danh từ gợi nhắc

 

Phương pháp đặt tên này được đánh giá hiệu quả không kém so với việc đặt tên bằng tính từ. Sau đây là một số cách đặt tên cửa hàng hay sử dụng cách danh từ gợi nhắc.


– Truyền thông Hướng Dương, Thời trang Tulip,…lấy cảm hứng từ các loài hoa.

– Sao Kim, Sao Khuê, Hoa Sao,…lấy cảm hứng từ các vì sao.

– Mỳ Gấu đỏ, Nước tăng lực Red Bull,…lấy cảm hứng từ các loài vật.

– Khách sạn Lam Kinh, Vịt nướng Bắc Kinh…lấy cảm hứng từ địa danh nổi tiếng.

– Venus, Nefertiti,…lấy cảm hứng từ các vị thần hay nhân vật nổi tiếng.

– Hoàng Hôn, Mộng Mơ,…lấy cảm hứng từ văn chương.


Đặt tên cửa hàng bằng tiếng nước ngoài


Một cách đặt tên cửa hàng hay shop online hoặc tên thương hiệu khác đó là đặt theo tiếng nước ngoài. Đặt tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài giúp cửa hiệu bạn vừa đảm bảo yếu tố mới, không trùng lặp lại nghe rất sang chảnh thu hút khách hàng hơn. Xu hướng này đang được nhân rộng rất nhiều tại Việt Nam, đặc biệt các bạn trẻ khởi nghiệp rất ưa chuộng phương thức này, đặc biệt là các shop quần áo online hiện nay đa số đều theo xu hướng này kiểu như Banana, Aristino, Adam Store, Torano… ngắn gọn nhưng khá nổi bật.

 


Đặt tên cửa hàng bằng tiếng nước ngoài không chỉ tạo ấn tượng khác biệt mà còn tạo sự sang chảnh và nổi bật.

 

Có thể nói đặt tên thương hiệu có rất nhiều cách khác nhau đồng thời được xem là cả một nghệ thuật đồng thời gắn liền xuyên suốt với hoạt động kinh doanh của cửa hàng và việc truyền tải thương hiệu đến với khách hàng. Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm các cái tên phù hợp với ngành nghề, sản phẩm, định hướng kinh doanh hay đối tượng khách hàng của bạn hướng tới. Thế Hệ Khởi Nghiệp hi vọng rằng các cách đặt tên cửa hàng hay trên đây có thể giúp bạn tìm kiếm được các ý tưởng đặt tên ấn tượng cho cửa hàng kinh doanh của bạn.