Bạn đang có ý định mở cửa hàng văn phòng phẩm phục vụ công việc kinh doanh nhưng chưa biết phải chuẩn bị bao nhiêu vốn, cùng tìm hiểu chi tiết cần bao nhiêu vốn để mở văn phòng phẩm kinh doanh ở thời điểm hiện nay.
Kinh doanh văn phòng phẩm đang là một xu hướng kinh doanh nổi bật ở thời điểm hiện nay đồng thời được rất nhiều người lựa chọn để kinh doanh. Đây là một ý tưởng kinh doanh không đòi hỏi số vốn nhiều, đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng đồng thời có thể gặt hái lợi nhuận nhanh chóng. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh mở cửa hàng văn phòng phẩm nhưng không biết cần bao nhiêu vốn để mở văn phòng phẩm thì dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp giúp bạn giải đáp chi tiết các vấn đề liên quan đến số vốn kinh doanh văn phòng phẩm ở thời điểm hiện nay.
Kinh doanh văn phòng phẩm là một ý tưởng kinh doanh nổi bật đồng thời mở mở cửa hàng văn phòng phẩm được khá nhiều người lựa chọn hiện nay.
Số vốn để mở văn phòng phẩm kinh doanh
Khi kinh doanh mở cửa hàng văn phòng phẩm, bạn phải tính toán rất nhiều các khoản chi phí phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí mua sắm trang thiết bị và trang trí cửa hàng, chi phí thuê nhân công hay chi phí Marketing quảng bá cửa hàng. Cùng tìm hiểu chi tiết các chi phí và số vốn cần thiết để mở văn phòng phẩm kinh doanh.
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh là chi phí đầu tiên mà bạn cần tính đến khi kinh doanh mở cửa hàng văn phòng phẩm. Tốt nhất là bạn nên thuê và chọn mặt bằng ở nơi có nhiều khách hàng tiềm năng và càng gần đối tượng khách hàng tiềm năng càng tốt bởi khách hàng khi có nhu cầu mua các mặt hàng văn phòng phẩm như một cuốn sổ tay, một cây bút hay bìa kẹp hồ sơ thường không chạy xe cả cây số đến siêu thị mà thường ra các cửa hàng văn phòng phẩm ở gần nhất. Chính vì vậy, một số vị trí mặt bằng tốt cho bạn lựa chọn để kinh doanh đó chính là đối diện cổng các trường học, cao đẳng, đại học, gần kí túc xá sinh viên hoặc gần các tòa nhà văn phòng. Ngoài ra, có thể gần các trung tâm thương mại, chung cư hoặc siêu thị được coi là một lợi thế lớn.
Mặt bằng và địa điểm kinh doanh văn phòng phẩm nên gần các trường học, cao đẳng, đại học hay các tào nhà văn phòng để tiếp cận tốt nhất đối tượng khách hàng tiềm năng.
Đối với chi phí thuê mặt bằng mở một cửa tiệm văn phòng phẩm, bạn có thể thuê diện tích mặt bằng khoảng 40 m2 đến 100 m2, chiều rộng mặt tiền càng rộng càng tốt, chiều dài mặt tiền không nên quá dài. Nếu chiều rộng 4 mét thì chiều dài khoảng 15 mét đủ không gian để trưng bày các loại văn phòng phẩm. Tuy nhiên nếu bạn kế hợp kinh doanh các loại quà tặng hay các loại sách thì cần mở rộng diện tích kinh doanh lên khoảng 200 m2, trong đó khu vực trưng bày sách giáo khoa, sách tham khảo chiếm diện tích khoảng 50%, quà lưu niệm chiếm khoảng 20%, đồ chơi trẻ em chiếm 15%, bút viết, đồ dùng học sinh chiếm 7%, file bìa hồ sơ và đồ dùng văn phòng khoảng 8%.
Đối với việc mở một cửa hàng văn phòng phẩm chuyên cung cấp cho các cơ quan, công ty có nhu cầu văn phòng phẩm, bạn có thể thuê diện tích cửa hàng từ 70 m2 đến 100 m2 chuyên nhập hàng số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu lớn cho cơ quan hay doanh nghiệp khi họ muốn lấy hàng. Với hình thức cửa hàng này, bạn không cần vị trí mặt bằng quá đẹp để giảm bớt chi phí, chỉ cần diện tích mặt bằng rộng vì hàng văn phòng phẩm rất nhiều và cồng kềnh. Cụ thể như giấy photo, giấy in, bìa, file hồ sơ,…
Tùy vào diện tích và vị trí của cửa hàng mà chi phí cho khoản này dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/tháng, dù vậy bạn cần tính khoản chi phí phải đặt cọc tiền thuê từ 3 đến 6 tháng, thậm chí hợp đồng theo năm nên chi phí thuê mặt bằng kinh doanh văn phòng phẩm có thể lớn hơn. Ngoài ra, mặt bằng kinh doanh cần có nơi để xe rộng cho khách hàng có thể ghé thăm cửa hàng mua hàng tiện lợi.
Chi phí trang trí cửa hàng và mua sắm trang thiết bị
Đối với các cửa hàng văn phòng phẩm thì cách bài trí và trang trí cửa hàng vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là bố trí các mặt hàng một cách khoa học, do đó bạn cần thiết kế tủ kệ phù hợp để trưng bày, đảm bảo mục tiêu là giúp khách hàng thuận tiện trong việc mua hàng. Đặc thù sản phẩm sách và văn phòng phẩm cần được trang bị giá kệ, bàn ghế, tủ kính, tủ kệ sát tường và tủ trưng bày nhiều tầng. Các tủ này được chia thành nhiều ngăn để thuận tiện cho việc phân chia sản phẩm và sắp xếp khoa học.
Để giúp cửa hàng văn phòng phẩm trở nên thu hút và thuận tiện cho việc bán hàng, bạn nên phân chia sản phẩm và sắp xếp một cách khoa học khi bố trí cửa hàng kinh doanh.
Đối với cửa hàng nhỏ, bạn nên có 2 giá chạy dài bên cạnh tường nhà, một giá ở đằng sau, và một giá ở trung tâm, tùy từng địa điểm kinh doanh mà bạn có thể để thành nhiều giá các gí nên để khoảng 1,5m đến 2m để tiện cho việc di chuyển hoặc sắp xếp nếu cần thiết. Tủ kính đựng văn phòng phẩm có thể để ở các cửa. Ngoài ra để cửa hàng văn phòng phẩm trở nên nổi bật, hiện đại và chuyên nghiệp hơn, bạn còn cần tính đến chi phí trang bị đèn nền. Nói chung, các chi phí cố định cho việc trang trí cửa hàng và mua sắm các trang thiết bị dao động trong khoảng từ 20 triệu đến 50 triệu đồng.
Chi phí nhập hàng văn phòng phẩm kinh doanh
Chi phí nhập hàng là chi phí quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất trong số vốn khi kinh doanh mở cửa hàng văn phòng phẩm. Bạn cần lên một danh sách các mặt hàng kinh doanh và ghi chú nguồn cung cấp đối với từng mặt hàng, khoảng giá vào tầm bao nhiêu để thuận lợi cho việc lên kế hoạch lấy hàng và vạc ra chi tiết kế hoạch kinh doanh. Một số tiêu chí quan trọng khi tìm nhà cung cấp văn phòng phẩm đó chính là uy tín, thương hiệu, thời hạn giao hàng, mức chiết khấu, chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán.
Để kinh doanh văn phòng phẩm thành công, bạn nên nhập hàng văn phòng phẩm từ các thương hiệu và nhà cung cấp uy tín.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng và hàng hóa được ưa chuộng trên thị trường như máy tính Casio, Vinacal, Đông A, Văn phòng phẩm GSTAR, Văn phòng phẩm Horse, dụng cụ học sinh WinQ, Queen, bút viết UNI, bút viết MG, văn phòng phẩm Deli, tập vở Tương Lai (Future Book), tập vở Hải Tiến, văn phòng phẩm Hand, Marco, kệ, rổ nhựa Mica Xukiva hay bút bi Thiên Long, File bìa hồ sơ Flexoffice của tập đoàn Thiên Long. Nếu ở Hà Nội phố Chả cá tập trung nhiều cửa hàng văn phòng phẩm bán buôn, giá rẻ bạn có thể tìm đến để tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh. Tùy số lượng mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh, số vốn nhập hàng văn phòng phẩm có thể dao động từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
Chi phí thuê nhân viên và quản lý cửa hàng
Với cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô nhỏ, chỉ cần tuyển một đến hai nhân viên bán hàng, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của cửa hàng văn phòng phẩm. Tuyển ngưởi kinh doanh, bạn nên chọn có tác phong luôn vui vẻ với khách hàng, biết chăm sóc, vệ sinh hàng hóa, biết lắng nghe. Ngoài chi phí thuê nhân viên, bạn còn cần chú ý đến các khoản chi phí khác như chi phí nhân viên, chi phí điện nước, Internet,…
Khi kinh doanh văn phòng phẩm, bạn nên thuê nhân viên có tác phong vui vẻ, biết chăm sóc, vệ sinh hàng hóa và biết cách tư vấn cho khách hàng.
Vậy cần bao nhiêu vốn để mở văn phòng phẩm hiệu quả ?
Với từng quy mô cửa hàng và đối tượng khách hàng hướng đến khác nhau mà số vốn mở cửa hàng văn phòng phẩm có thể khác nhau.
– Vốn đầu tư ban đầu từ 70 triệu đến 100 triệu với quy mô cửa hàng từ 20m2 đến 40m2, dùng cho việc đặt cọc thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, trang bị bàn ghế, tủ kệ, tủ kính, các thiết bị, công cụ, dụng cụ khác cùng với vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh.
– Vốn kinh doanh 200 triệu đồng phù hợp cho quy mô cửa hàng từ 100 m2 trở lên. Đây là hệ thống cửa hàng bán lẻ văn phòng phẩm phổ biến hiện tại. Hàng hóa tương đối đa dạng, có bán kèm theo nhiều nhóm hàng như quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em. Đối với các cửa hàng gần với các cơ quan nhà nước hoặc gần các trường Đại học, Cao đẳng thì có thể cung cấp thêm cả dịch vụ photocopy.
– Vốn kinh doanh 1 tỷ đồng phù hợp với mô hình kinh doanh siêu thị văn phòng phẩm bán lẻ tầm trung. Có bày bán rất nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập cùng nhiều mặt hàng đồ dùng văn phòng, dụng cụ học sinh, quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em. Có cửa hàng còn kinh doanh thêm tạp hóa phẩm, đồ dùng cho gia đình tuy nhiên diện tích trưng bày sách chiếm khoảng 50% tổng diện tích.
Trên đây Thế Hệ Khởi Nghiệp giúp bạn trả lời các băn khoăn cần bao nhiêu vốn để mở văn phòng phẩm kinh doanh. Hi vọng rằng có thể giúp bạn xác định được số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm đi cùng với đó là xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Chúc bạn thành công !