Thế Hệ Khởi Nghiệp

Lập kế hoạch kinh doanh giày dép khi mở cửa hàng giày dép (P2)

Lập kế hoạch kinh doanh giày dép khi mở cửa hàng giày dép (P2)
5 (100%) 1 vote

Khi lập kế hoạch kinh doanh giày dép, việc tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh, thuê nhân viên, lên kế hoạch chi tiêu tài chính cùng với thúc đẩy hoạt động Marketing đóng vai trò quan trọng.

 

Trong kinh doanh giày dép, bên cạnh việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng, tìm kiếm địa điểm kinh doanh và trang trí cửa hàng thì việc liên hệ với các nguồn hàng giày dép trên thị trường hiện nay, thuê nhân viên cho cửa hàng, xây dựng kế hoạch chi tiêu tài chính hay tiến hành các hoạt động Marketing quảng bá cửa hàng là điều không thể thiếu để cửa hàng có thể đi vào hoạt động đồng thời gặt hái được các thành công trong kinh doanh. Dưới đây, Thế Hệ Khởi Nghiệp tiếp tục giới thiệu đến bạn cách lập kế hoạch kinh doanh giày dép giúp bạn có được một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh khi mở cửa hàng kinh doanh giày dép ở thời điểm hiện nay.

 

Tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh giày dép

 

Bạn nên nhập giày dép từ nước ngoài hay nhập hàng Việt Nam, vấn đề nguồn hàng gần như quan trọng nhất với người kinh doanh giày dép trong giai đoạn ban đầu đặc biệt là buôn bán giày dép thời trang dành cho phái đẹp. Nguồn hàng thế nào gọi là tốt, chọn nguồn hàng như thế nào để phù hợp với định hướng kinh doanh đó là điều mà bạn cần phải cân nhắc. Tốt nhất bạn chỉ nên chọn nguồn hàng cho một phong cách thời trang mà thôi, chẳng hạn bạn kinh doanh giày dép có phong cách trẻ trung hướng đến người trẻ thì có thể bán các loại giày sneaker còn muốn hướng đến dân văn phòng thì nên bán giày da.

 


Nguồn hàng giày dép đóng vai trò quan trọng khi kinh doanh giày dép ở thời điểm hiện tại nên để lựa chọn nguồn hàng phù hợp bạn nên khảo sát nhu cầu của thị trường.

 

Ngoài ra, ở các vùng miền hay địa điểm kinh doanh khác nhau thì người tiêu dùng thường có thói quen mua hàng khác nhau, do đó bạn nên khảo sát chi tiết thị trường khi mở cửa hàng, các tiêu chí khảo sát có thể bao bồm thu nhập, sở thích về màu sắc và kiểu dáng, sở thích về chất liệu giày dép, mức độ ưa chuộng xu hướng. Càng khảo sát cụ thể về các tiêu chí mua hàng của người mua, càng giúp bạn xác định được phong cách sản phẩm chủ đạo để kinh doanh hiệu quả. Tiếp theo để tìm kiếm nguồn hàng giày dép trong việc lập kế hoạch kinh doanh giày dép, bạn cần chú ý đến các yếu tố bao gồm chất lượng, giá cả, kiểu dáng, thương hiệu và số lượng.

 

– Chất lượng giày dép kinh doanh

 

Chất lượng tốt hay không tốt theo một tiêu chuẩn nào đó đều có thể mang lại lợi nhuận cho bạn khi kinh doanh giày dép, bạn có thể tùy ý xác định cho mình một dòng sản phẩm với chất lượng cao cấp hoặc chất lượng trung bình, với các loại chất lượng thì có mức giá bán phù hợp.


Chất lượng sản phẩm giày dép chưa tốt không phải đó là sản phẩm giày dép giả hay hàng kém chất lượng, mà hàng hóa của chúng ta được sản xuất với chất liệu da cao cấp hoặc bình thường đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng bình dân. Tuy nhiên nếu bạn có đối tượng khách hàng là doanh nhân thì đương nhiên dòng sản phẩm giày dép phải có là chất lượng cao, ngược lại nếu đối tượng người mua của bạn là sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng có thu nhập trung bình và thấp thì đương nhiên sản phẩm giày dép của chúng ta không nhất thiết phải là chất lượng tuyệt đối.


Như vậy, tùy vào đối tượng người mua mà chúng ta kinh doanh giày dép lấy hàng ở đâu và chất lượng như thế nào. Nhưng thông thường, một khi bán giày dép với chất lượng bình thường thì rất khó có thể bán được sản phẩm chất lượng cao và ngược lại vì khi kinh nghiệm kinh doanh giày dép đó là các chủ cửa hàng thường định hình một phân khúc khách hàng cụ thể để hướng đến.


– Giá cả giày dép kinh doanh


Có nhiều đôi giày giá chỉ 200.000 VNĐ, 300.000 VNĐ nhưng có đôi giày giá lên đến 1 triệu, hay thậm chí là vài triệu đồng, Giá bán thấp hay cao không quyết định lợi nhuận nhiều hay ít, yếu tố giá bán của giày dép tương tự với chất lượng. Nếu giá thấp thì số lượng khách hàng nhiều hơn và lợi nhuận tăng theo số đơn hàng bán ra, mà giá của một đôi giày cao thì số lượng người mua ít đi nhưng lợi nhuận lại tăng nhờ mức giá bán cao.


Nếu vị trí cửa hàng giày dép đặt tại nơi mà người dân có thu nhập trung bình và thấp thì rất khó khăn để bạn có thể bán được các đôi giày với giá cả triệu đồng mà nên chọn bán các loại giày có giá chỉ vài trăm nghìn đồng một đôi. Bởi vậy, nếu hướng đến phân khúc khách hàng thu nhập thấp thì khi lập kế hoạch kinh doanh giày dép bạn phải chọn nguồn hàng có giá thấp để bảo đảm lợi nhuận.

 


Giá cả giày dép cao hay thấp phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến khi kinh doanh giày dép ở thời điểm hiện nay.

 

Ngoài ra chi phí vận chuyển và số lượng nhập là một yếu tố quyết định giá cả đầu vào của sản phẩm giày dép. Trong trường hợp bạn nhập ít hàng buộc nhà sản xuất phải nâng giá bán đồng thời chi phí vận chuyển tác động động đến giá bán lẻ tại shop giày dép của bạn, nếu cộng tất cả chi phí vận chuyển, đóng gói, giá thành…mà có tổng giá lớn hơn giá bán lẻ dự kiến ban đầu thì không nên nhập hàng từ nguồn đó. Nếu cố tình nhập sản phẩm từ nguồn hàng này, lợi nhuận của bạn có thể bị giảm hoặc là giá bán lẻ bị đẩy lên cao khiến người mua bị thiệt hại, một khi điều đó xảy ra bạn khó có thể kinh doanh lâu dài hay cạnh tranh được với các cửa hàng kinh doanh giày dép khác.

 

– Kiểu dáng giày dép kinh doanh

 

Để kinh doanh giày dép hiệu quả, kinh nghiệm kinh doành giày dép đó là bạn chỉ nên bán một phong cách giày dép nhất định, với phong cách đó có thể tìm thấy rất nhiều kiểu dáng giày dép khác nhau cho bạn lựa chọn. Nếu bạn hướng tới đối tượng khách hàng trẻ trung thì nên bán giày theo phong cách thể thao còn dân văn phòng thì nên bán giày da chẳng hạn. Do vậy, dựa trên phong cách giày dép bạn định kinh doanh mà có thể chọn nhập hàng từ nguồn nào trong việc lập kế hoạch kinh doanh giày dép, càng chuyên môn hóa nguồn hàng thì giá thành đầu vào càng tối ưu, lợi nhuận càng được nâng cao.

 


Đối với các khách hàng dân văn phòng, bạn có thể lựa chọn kinh doanh các sản phẩm giày dép da, giày dép cao cấp hay các kiểu dáng giày sang trọng đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

 

Trong nhiều trường hợp, một nguồn hàng không thể có nhiều chủng loại, kiểu dáng khác nhau, cho nên bạn phải tách nguồn hàng, chuyên nhập kiểu dáng giày dép A tại nguồn hàng A, kiểu dáng giày dép B tại nguồn hàng B, kiểu dáng giàu dép C tại nguồn hàng C. Làm theo cách đó bạn có thể giảm bớt rủi ro nguồn hàng thiếu không đủ cung cấp, nguồn hàng bị không đảm bảo chất lượng do sản xuất lại hàng loạt.

 

– Lựa chọn thương hiệu của cửa hàng giày dép

 

Rất nhiều cửa hàng chuyên phân phối giày dép của một thương hiệu nhất định mà không bán tràn lan nhiều thương hiệu khác nhau. Bạn có thể bán nhiều hoặc một thương hiệu trong cửa hàng, nhưng điều đó quyết định bởi thị hiếu tiêu dùng tại khu vực kinh doanh chứ không phải bạn thích thì bán. Rất nhiều người buôn bán giày dép Quảng Châu Fake nhập từ Trung Quốc thành công vì họ nắm bắt được tâm lý mua hàng của thị trường Việt Nam là sính ngoại nhưng muốn chọn hàng giá rẻ và nhiều kiểu dáng. Có nơi nơi người tiêu dùng rất ưa chuộng thương hiệu giày Adidas, nhưng có nơi chỉ thích giày Nike, lại có thị trường thích nhiều thương hiệu khác nhau. Vì vậy quyết định chọn nguồn hàng của một hay nhiều thương hàng khác nhau phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, đặc biệt khi bạn kinh doanh giày dép cao cấp.


– Số lượng nhập hàng


Nếu quy mô kinh doanh nhỏ thì số lượng hàng nhập không cần quá nhiều, trong trường hợp đó nếu nhập hàng từ nước ngoài thì giá bán có thể bị đẩy lên rất cao vì số lượng nhập quá ít, tiền phải trả cho chí phí vận chuyển nhiều hơn là tiền hàng. Vậy thì bạn chỉ có thể nhập hàng ở trong nước Việt Nam, đặc biệt là nguồn hàng từ các chợ đầu mối lân cận hay các cửa hàng chuyên bán buôn giày dép giá sỉ.


Để quá trình nhập hàng liên tục, bạn cần xây dựng cụ thể khi lập kế hoạch kinh doanh giày dép bao gồm việc xác định thời gian giao hàng, ngày tháng nhập hàng cụ thể. Đồng thời trong bản kế hoạch đó, chi phí vận chuyển là điều bạn phải quan tâm, vì loại chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán lẻ của bạn.


Thuê nhân viên cho cửa hàng kinh doanh giày dép


Trong kinh doanh giày dép, bạn nên lập kế hoạch thuê nhân viên để giúp quá trình vận hành của cửa hàng hiệu quả nhất đồng thời tránh tình trạng quá tất bật với công việc kinh doanh khiến cho việc chăm sóc khách hàng chưa tốt. Với diện tích cửa hàng khoảng 30m2 đến 50m2, trong kế hoạch kinh doanh giày dép bạn có thể xác định số lượng nhân viên như sau.

 


Nhân viên cửa hàng là người có thể giúp bạn giảm tải bớt khối lượng công việc đồng thời chăm sóc khách hàng tốt nhất từ khâu tiếp cận khách hàng, mua hàng đến vận chuyển hàng.

 

– 4 nhân viên bán hàng

 

Họ có trách nhiệm tiếp xúc nói chuyện với khách hàng, tư vấn người mua hàng chọn lựa sản phẩm, thuyết phục khách hàng mua hàng, báo cáo hoạt động công việc với quản lý, báo cáo mong muốn, nhu cầu của người mua khi đến cửa hàng…

 

– 1 nhân viên kế toán kiêm thu ngân

 

Nhân viên kế toán thu ngân là người giúp bạn lập sổ thống kê số liệu để cuối tháng, cuối tuần đưa ra kết luận về sản phẩm, mặt hàng bán chạy nhất, các kiểu dáng giày dép nào mang lại lợi nhuận nhiều hơn, kiểu dáng giày nào kém hiệu quả nhất đồng thời kiêm nhiệm vụ thu ngân, thanh toán cho khách hàng.

 

– 1 nhân viên vận chuyển hàng


Họ có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ xưởng sản xuất về kho cửa hàng và từ cửa hàng chuyển tới tay khách hàng khi khách hàng đặt mua hàng online.


– 1 nhân viên Marketing kiêm mảng kinh doanh giày dép online


Nhiệm vụ công việc của người này vô cùng quan trọng, bạn có thể giao cho họ công việc quản lý cửa hàng online, nhưng nhiệm vụ chính của họ là Marketing và thực hiện các chiến lược quảng bá cửa hàng. Còn việc quản lý thì phần lớn là do bạn quản đảm nhiệm, người này chỉ giúp bạn công việc quản lý thêm cho bạn khi đi vắng. Họ phải giúp lập kế hoạch truyền thông, chiến lược và đường lối phát triển thương hiệu tuy nhiên bạn có thể thuê các đơn vị Marketing trên thị trường giúp bạn triển khai hoạt động này nếu không tuyển được người hoặc chưa tin tưởng vào hiệu quả nhân viên mang lại.


Lập kế hoạch kinh doanh giày dép về tài chính

 


Bạn cần xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết để có thể phân bổ nguồn vốn hợp lý cho hoạt động kinh doanh khi chưa biết kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn.

 

Nhiều người còn băn khoăn kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn, dưới đây là kế hoạch tài chính cơ bản giúp bạn phân bổ vốn kinh doanh giày dép hợp lý. Tất nhiên số liệu tài chính trên đây chỉ là dự trù, bạn có thể tham khảo để thay đổi cho phù hợp với địa điểm kinh doanh, thời gian và nhiều vấn đề khác.

 

– Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng giày dép 34 m2 khoảng 12.000.000 VNĐ.


– Chi phí thuê nhân viên là 4.000.000 VNĐ x 4 nhân viên bán hàng + 6.000.000 VNĐ cho nhân viên kế toán + 6.000.000 VNĐ cho nhân viên giao hàng + 8.000.000 VNĐ cho nhân viên Marketing = 36.000.000 VNĐ.


– Chi phí trang trí, lắp đặt cửa hàng, phí bàn ghế, kệ tủ trưng bày hàng khoảng 30.000.000 VNĐ.


– Tiền nhập hàng (lần 1) khoảng 30.000.000 – 50.000.000 VNĐ.


– Các chi phí khác 4.000.000 VNĐ


– Tiền vốn lưu động khoảng 40.000.000 VNĐ.


Tổng chi phí dự trù trong khoảng 120.000.000 VNĐ đến 150.000.000 VNĐ để có thể bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh giày dép.


Kế hoạch kinh doanh giày dép cho Marketing cửa hàng


Giày dép là sản phẩm thiết yếu và có tính phổ thông, sức cạnh tranh đối với sản phẩm này là rất lớn. Khi bạn không có nhiều vốn thì nên làm Marketing cho mặt hàng có tính phổ cập. Nếu mở cửa hàng truyền thống bạn nên kết hợp với cả kênh bán hàng online, ban đầu cần chinh phục số lượng người tiêu dùng tại nơi đặt cửa hàng, bạn cần dùng các chiêu giảm giá, chiết khấu, khuyến mại, thực hiện gameshow tặng quà hay thuê người hát mừng khai trương. Mục đích là để thu hút khách hàng đến với cửa hàng. Bên cạnh đó là lên kế hoạch chạy quảng cáo các chương trình khuyến mại, giảm giá trên Facebook hay xây dựng các website bán hàng giày dép để thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

 


\Để kinh doanh giày dép hiệu quả, bạn không thể bỏ qua hoạt động Marketing cửa hàng giúp tiếp cận đông đảo lượng khách hàng đến mua hàng.

 

Trên đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ với bạn chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh giày dép, hi vọng rằng có thể giúp bạn kinh doanh giày dép hiệu quả đồng thời gặt hái được thành công khi mở cửa hàng giày dép ở thời điểm hiện nay. Chúc bạn thành công.