Kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z giúp bạn gặt hái thành công

Kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z giúp bạn gặt hái thành công

Bởi admin   -  24/10/2018
Kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z giúp bạn gặt hái thành công
5 (100%) 2 votes

Kinh doanh homestay đang là loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú không còn xa lạ đối với người khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z cho người mới bắt đầu kinh doanh.

 

Với sự phát triển mạnh của ngành du lịch tại Việt Nam đi cùng với đó là lượng khách du lịch nước ngoài và lượng khách du lịch nội địa tăng trưởng mạnh. Kéo theo đó là cơ hội cho các dịch vụ du lịch phát triển, trong đó có các dịch vụ lưu trú cho khách du lịch. Bên cạnh khách sạn, nhà nghỉ thì một hình thức lưu trú khi du lịch được nhiều người lựa chọn hiện nay chính là homestay bởi sự tiện lợi và không gian sống nổi bật mà nó mang lại.

 

Kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết cho người mới kinh doanh


Kinh doanh homestay là mô hình kinh doanh đang được nhiều người lựa chọn hiện nay khi khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

 

Đây còn là cơ hội làm giàu cho khá nhiều người muốn khởi nghiệp kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên muốn kinh doanh homestay hiệu quả và gặt hái thành công, bạn cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh homestay hợp lý giúp thu hút khách hàng đặt phòng homestay và thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp giúp bạn xây dựng một kế hoạch kinh doanh homestay phù hợp.

 

Đánh giá tiềm năng của hoạt động kinh doanh homestay ở Việt Nam

 

Việt Nam là một trong số cá quốc gia có dịch vụ du lịch phát triển mạnh với nhiều danh lam thắng cảnh, các kỳ quan đẹp được thiên nhiên ban tặng đi cùng với đó là các nét văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm thực được khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao. Bởi vậy nên ngành du lịch của Việt Nam thu hút được số lượng lớn du khách hàng năm. Đồng thời phân khúc cho thuê phòng trọ, nhà nghỉ theo mô hình homestay phát triển không ngừng để đáp ứng được nhu cầu đó của khách du lịch.

 


Với lượng khách du lịch tăng trưởng mạnh hàng năm, kinh doanh hometay luôn là ngành nghề kinh doanh vô cùng tiềm năng.

 

Có thể nói, homestay chính là là loại hình cho thuê nhà nghỉ cho khách du lịch theo hình thức khách du lịch sống trực tiếp với người dân bản địa khu vực du lịch đó. Khoảng 2 đến 3 năm trở lại đây thì mô hình homestay đang cực kỳ phát triển ở Việt Nam và được coi là một hướng đi mới có nhiều tiềm năng cho các hộ gia đình, nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch. Bởi khi sử dụng mô hình homestay, khách du lịch có cơ hội được cùng ăn, cùng làm, cùng ở với gia đình người dân. Do đó, đây chính là hình thức lưu trú đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn, đặc biệt khi muốn trải nghiệm các nét văn hóa vùng miền, các món ăn độc đáo hay các phong tục, tập quán, con người của các vùng miền.

 

Các thủ tục pháp lý khi kinh doanh homestay

 

Trước khi lập kế hoạch kinh doanh homestay, bạn cần phải tìm hiểu chi tiết về loại hình kinh doanh này đồng thời lưu ý một số yếu tố để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình kinh doanh, trong đó đặc biệt là các thủ tục pháp lý trong kinh doanh.

 

Đối với các mô hình kinh doanh homestay nhỏ quy mô khoảng 1 đến 2 phòng, các chủ homestay có thể  quản lý và tiến hành thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng. Tuy nhiên với các homestay quy mô có số lượng phòng lớn thì thường có thể hay bị cơ quan chức năng kiểm tra. Bởi vậy để hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, đảm bảo đúng pháp luật thì cần hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Các giấy phép mà các chủ kinh doanh homestay cần chuẩn bị đầy đủ như như giấy đăng ký kinh doanh, giấy PCCC, an ninh trật tự, giấy phép kinh doanh ẩm thực, nước uống có cồn…

 

Ngoài thủ tục pháp lý thì bạn còn phải luôn luôn, không ngừng xây dựng một hệ thống nhân viên và quy trình chuyên nghiệp có tinh thần trách nghiệm cao trong công việc và ứng xử phù hợp với khách hàng để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.

 

Kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z cho người mới bắt đầu

 

Đối với hoạt động kinh doanh homestay để có thể bắt đầu với mô hình kinh doanh này, các chủ kinh doanh cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh homestay thật chi tiết. Việc lên kế hoạch kinh doanh giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí đồng thời gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tiến hành kinh doanh. Đồng thời có thể dự trù được số vốn đầu tư để có thể chạy kinh doanh một cách ổn định.

 

Tìm hiểu chi tiết về mô hình du lịch homestay

 

Homestay theo cách hiểu của đa số người hiện nay thì đó chính là home from home, là một loại hình lưu trú. Trong quá trình đi du lịch thì du khách có thể ở lại ngôi nhà của người dân ở địa phương đó và sinh hoạt như một thành viên trong gia đình. Khi lựa chọn mô hình lưu trú homestay, khách du lịch có cơ hội được trải nghiệm thực tế cuộc sống của người bản địa bằng nhiều cách thức như mặc quần áo như người dân ở đó, sinh hoạt đúng theo phong tục, tập quán.

 


Mô hình kinh doanh homestay cho phép du khách có thể trải nghiệm các nét độc đáo của văn hóa và phong tục, tập quán của các vùng miền.

 

Đến với homestay du khách phải làm các thủ tục lưu trú giống như đối với khách sạn, nhà nghỉ bình thường khác. Nhưng có điều thường được ở trong một không gian thoải mái và ấm cúng hơn. Mô hình homestay có thể là lựa chọn đầu tư của các gia đình nằm trong khu vực du lịch hoặc do các công ty dịch vụ du lịch xây dựng.

 

Chuẩn bị nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh homestay

 

Một trong số các bước trong kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả đó là bạn phải chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh hoặc huy động vốn. Để kế hoạch được thực hiện đầy đủ và đi đúng hướng nhất thì nhà đầu tư luôn phải có nguồn vốn phù hợp với quy mô của hoạt động kinh doanh homestay. Bạn có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn như vốn tự thân, rủ chung bạn bè, đối tác góp vốn kinh doanh, vốn góp từ người thân, gia đình hay vay ngân hàng. Trong quá trình huy động vốn, bạn cần nêu ra được các tiềm năng, lợi nhuận từ kế hoạch kinh doanh homestay để thu hút đầu tư.

 

Lựa chọn đối tượng khách hàng hướng đến

 

Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh homestay, bạn còn cần chú ý việc lựa chọn và khoanh vùng đối tượng khách hàng cho các loại homestay mà bạn hướng đến. Để làm được điều này, bạn cần chia ra làm các nhóm khách hàng khác nhau theo độ tuổi, tính cách, khả năng chi trả,…đồng thời từ đó đánh giá mức độ quan tâm và ưa thích của họ đối với mô hình homestay. Hiện nay, mô hình homestay chủ yếu thu hút các bạn trẻ có độ tuổi từ 18 đến 30. Họ là nngười ưa thích sự khám phá, mạo hiểm trải nghiệm thực tế bởi vậy mà nhóm đối tượng bạn cần đầu tư nhiều nhất chính là nhóm tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi.

 


Đối tượng khách hàng hướng đến của các homestay nên là đối tượng khách hàng trẻ yêu thích khám phá và sự mới mẻ.

 

Tìm kiếm địa điểm phù hợp để mở homestay

 

Vị trí đắc địa trong kinh doanh homestay đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó chính là yếu tố đầu tiên thu hút khách du lịch, kéo về khách hàng khi kinh doanh homestay nhiều nhất, chính vì vậy một bản kế hoạch kinh doanh homestay không thể bỏ qua yếu tố này. Loại hình kinh doanh homestay hiện nay thì xuất hiện ở trên khắp cả nước. Tuy nhiên có một số vùng tập trung phát triển mạnh như các tỉnh miền Tây Nam Bộ hay Tây Bắc hoặc các điểm đến mới mẻ, chưa được khai thác du lịch nhiều. Đi cùng với đó là các khu vực nổi tiếng về du lịch và có các dịch vụ du lịch truyền thống như TP.Hồ Chí Minh, Long An, Sapa, Hà Nội, Nha Trang, Huế, Phan Thiết,…

 


Địa điểm kinh doanh homestay nên ở các thành phố du lịch nổi tiếng đồng thời có khung cảnh đẹp cho du khách.

 

Trong trường hợp, lựa chọn các khu du lịch truyền thống để mở mô hình homestay thì bạn có thể phát huy được lợi thế đó chính là tận dụng được đối tượng khách du lịch vì đây thường là các địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, việc lựa chọn ở các nơi truyền thống như vậy thường đi kèm khó khăn lớn cho người mới bắt đầu kinh doanh homestay đó là là việc phải đối mặt, cạnh tranh với rất nhiều dịch vụ du lịch mạnh, các nhà nghỉ, khách sạn, khu resort có uy tín từ lâu ở các khu vực này. Một địa điểm để kinh doanh homestay lý tưởng nên có khung cảnh đẹp, cảnh vật thu hút khách du lịch.

 

Chú trọng thiết kế nội thất homestay

 

Nội thất homestay cần được lên bản kế hoạch kinh doanh homestay một cách chi tiết. Không gian bên trong của homestay là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công. Thiết kế homestay nên chia thành nhiều phòng, các phòng thì chia ra làm các kiểu thiết kế nội thất các nhau. Như vậy có thể đáp ứng nhu cầu của các nhóm du khách khác nhau và gia tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh homestay.

 

Lập kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả


Các phòng trong homestay nên có thiết kế riêng độc đáo và mới lạ đáp ứng sở thích của các nhóm du khách khác nhau.

 

Đào tạo nhân viên cho homestay

 

Một trong số các chú ý trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh homestay đó là bạn phải lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên Nhân viên làm việc ở homestay nên chọn người trẻ năng động, hoạt bát. Tạo một không gian tràn đầy sức trẻ. Đi cùng với đó nên lựa chọn người nhiệt tình, chu đáo để có có chăm sóc, phục vụ khách du lịch thật tốt. Hoặc để tiết kiệm được nhiều chi phí, đồng thời yên tâm hơn về trách nhiệm và trung thực trong công việc thì các thành viên trong gia đình bạn có thể là người chăm lo cho du khách.

 


Nhân viên homestay nên có tinh thần chuyên nghiệp và thái độ phục vụ khách hàng tốt.

 

Triển khai hoạt động Marketing cho homestay

 

Marketing chính là cách hiệu quả để đưa mô hình homestay của bạn đến với nhiều khách hàng hơn. Bạn phải trở thành người chủ động mời gọi khách du lịch chứ không phải thụ động chờ khách hàng. Chính vì vậy khi xây dựng kế hoạch kinh doanh homestay bạn nên chú ý đến chiến lược Marketing. Các hình thức marketing hiệu quả như thiết lập website riêng cho mô hình homestay, sau đó đưa các hình ảnh phòng homestay, không gian, dịch vụ, con người trong mô hình đó. Nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch có thể tưởng tượng ra khi xem trên website qua đó, từng bước gây dựng thương hiệu riêng của mình. Ngoài ra, bạn còn có thể quảng bá mô hình homestay trên các kênh về du lịch, Facebook, Booking, Agoda, Ivivu, Mytour,…

 


Thiết kế website chính là hình thức giúp bạn quảng bá homestay đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước một cách thuận tiện, nhanh chóng.

 

Kinh doanh homestay đang là ngành nghề kinh doanh đầy tiềm năng tại thị trường Việt Nam. Với mô hình này nhiều nhà đầu tư dịch vụ du lịch đang gặt hái được khá nhiều thành công. Hi vọng rằng với các bước lập kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết cho người mới bắt đầu trên có thể giúp bạn nhanh chóng triển khai hoạt động kinh doanh và thu hút khách hàng hiệu quả. Chúc bạn thành công với mô hình kinh doanh homestay.

Xem thêm Các bí quyết kinh doanh homestay hiệu quả 

Kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z giúp bạn gặt hái thành công
5 (100%) 2 votes

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!