Thế Hệ Khởi Nghiệp

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả bắt đầu từ con số 0

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả bắt đầu từ con số 0
5 (100%) 2 votes

Kinh doanh nhà hàng luôn là một ngành nghề kinh doanh đầy tiềm năng và sức hút đối với dân kinh doanh. Cùng khám phá chi tiết các kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả cho người mới bắt đầu kinh doanh.

 

Trong số các lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh thì kinh doanh nhà hàng luôn là một ý tưởng kinh doanh đầy sức hút đồng thời không bao giờ giảm đi độ hot ở bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt khi rất nhiều nhà hàng đang kinh doanh thành công và gặt hái lợi nhuận rất lớn. Nếu chỉ nhìn vào nhu cầu của khách hàng với các nhà hàng, quán ăn đông nghẹt khách, bạn có thể thấy kinh doanh nhà hàng có tiềm năng lớn như thế nào. Tuy nhiên để vận hành và quản lý nó lại không hề đơn giản, đặc biệt nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong mảng F&B (Food and Beverage). Dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả mà bạn cần nắm được khi muốn mở một nhà hàng kinh doanh ở thời điểm hiện nay.

 


Kinh doanh nhà hàng luôn là một trong số các lựa chọn kinh doanh đầy sức hút bởi nhu cầu ăn uống ngày càng cao của thực khách.

 

Các kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu

 

Tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh nhà hàng

 

Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có ý định mở nhà hàng kinh doanh ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên số vốn cần thiết để mở nhà hàng còn tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại thức ăn phục vụ. Nhưng kinh doanh nhà hàng là một ngành nghề kinh doanh đòi hỏi số vốn lớn nên bạn cần phải có sự chuẩn bị về vốn mở nhà hàng cần thiết.

 

Xem thêm Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn để bắt đầu 

 

Nếu bạn đang có số vốn kinh doanh lớn có thể đáp ứng mọi quy mô nhà hàng mà bạn muốn mở thì không có vấn đề gì quan trọng. Mặc dù vậy với phần lớn người kinh doanh nhà hàng thì họ phải đi huy động vốn, có thể vay từ người thân, bạn bè hoặc từ ngân hàng bởi muốn mở một nhà hàng ít nhất bạn phải có vài chục triệu, thậm chí là vài trăm triệu tùy theo quy mô nhà hàng mà bạn muốn kinh doanh.

 

Nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu

 

Ngày nay, sự thay đổi về môi trường văn hóa khiến cho nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn, do đó ẩm thực phải nâng lên tầm nghệ thuật. Khách hàng đang đòi hỏi ngày càng cao sự sáng tạo của đầu bếp, cung cấp nhiều món ăn mới lạ như món ăn kết hợp nét văn hóa ẩm thực món Á và món Âu. Các nhà hàng nên được xây dựng mang tính chủ đề và thu hút đối tượng khách hàng cụ thể như nhà hàng Việt Nam, Ý, Pháp, Trung Hoa,…

 


Để kinh doanh nhà hàng hiệu quả, bạn cần nghiên cứu và xác định thị trường hay phân khúc khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới.

 

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả đó là bạn nên phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (ví dụ như nhà hàng ăn chay, nhà hàng lẩu nướng, nhà hàng buffet hay nhà hàng đặc sản vùng quê). Căn cứ vào phân khúc khách hàng tiềm năng mà bạn chọn phục vụ, bạn cần tiếp tục tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức kinh doanh phù hợp.

 

Lựa chọn địa điểm mở nhà hàng kinh doanh

 

Trong kinh doanh nhà hàng, địa điểm đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp thu hút thực khách đến với nhà hàng. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả đó là tuỳ thuộc vào số tiền bạn có thể đầu tư vào việc mở nhà hàng và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn để có hướng tìm địa điểm phù hợp.

 

Khoản chi phí thuê địa điểm là một khoản đầu tư ban đầu rất lớn và chiếm khá nhiều chi phí hàng tháng về sau. Vị trí đẹp nằm ở các tuyến phố lớn, diện tích nhà hàng rộng hay nằm ở các khu vực đắc địa được xem là lợi thế lớn tuy nhiên chi phí thuê địa điểm hàng tháng thường rất cao. Mặc dù vậy nếu thuê địa điểm mở nhà hàng ở nơi mà khách hàng không thể tìm ra nhà hàng của bạn hoặc họ quá ngại để bỏ ra quá nhiều thời gian, công sức để đến được nhà hàng của bạn thì mọi sự hoàn hảo của đồ ăn hay sự phục vụ đều không mang đến hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

 


Địa điểm mở nhà hàng tốt nhất nên ở nơi có mật độ dân cư đông đồng thời có điều kiện kinh tế để thường xuyên đến thưởng thức các món ăn của nhà hàng.

 

Ngoài ra, một kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng khác đối với thuê địa điểm mở nhà hàng đó là bạn nên xem xét một cách cẩn thận lượng dân số, mật độ dân cư xung quanh địa điểm đó và đặc biệt là mức sống hay số lượng khách hàng tiềm năng ở nơi đây. Họ có nằm trong số khách hàng chiến lược của nhà hàng bạn muốn mở không.

 

Sau khi chọn được địa điểm mở nhà hàng thì bạn cần ký hợp đồng thuê địa điểm với chủ nhà. Nếu mới kinh doanh nhà hàng thì tốt nhất hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm. Nếu ký hợp đồng dài hạn hơn, bạn có thể rơi vào tình trạng khó xử lý nếu nhà hàng của bạn làm ăn không thuận lợi hoặc địa điểm kinh doanh không còn phù hợp với nhu cầu của bạn. Thời gian thuê địa điểm mở nhà hàng từ 1 đến 2 năm giúp đảm bảo hơn trong trường hợp bạn không muốn thuê địa điểm đó bởi thấy nó không phù hợp, tránh trường hợp dù không còn thuê nhưng vì hợp đồng nên phải trả tiền thuê mặt bằng.

 

Đặt tên ấn tượng cho nhà hàng

 

Đặt tên nhà hàng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần chú ý bởi nó chính là thương hiệu của nhà hàng sau này. Nguyên tắc cơ bản nhất khi đặt tên nhà hàng đó chính là tên nhà hàng cần có khả năng ghi nhớ nhanh, phản ánh được địa điểm, chủ đề và lịch sử của nhà hàng ví dụ như Món Huế hay O Xuân là quán ăn chuyên về đồ ăn Huế, Sumo BBQ lại giúp khách hàng hình dung nhanh chóng về một quán đồ nướng.

 


Tên nhà hàng ấn tượng là một trong số các dấu ấn đậm nét đối với thực khách khi lần đầu tiên ghé thăm nhà hàng.

 

Trang trí nhà hàng và bố trí không gian nội thất nhà hàng

 

Một công việc quan trọng khác đóng góp vào thành công khi kinh doanh nhà hàng đó chính là trang trí nhà hàng và bố trí không gian nội thất bên trong nhà hàng của bạn. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu bếp, khu chứa nguyên liệu nấu nướng, khu văn phòng và khu dành cho khách đến ăn uống tài nhà hàng. Thông thường, kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng của nhiều chủ nhà hàng nổi tiếng đó chính là khu vực dành cho khách thưởng thức đồ ăn chiếm từ 40% đến 60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu chứa nguyên liệu nấu nướng và khu văn phòng. Một không gian nhà hàng tiêu chuẩn không thể bỏ qua ba yếu tố chính đó là phong cách riêng độc đáo, không gian ấm cúng và thân thiện, tiện lợi, thoải mái cho khách hàng.

 


Phong cách bài trí nhà hàng cần đảm bảo tính độc đáo, ấm cúng và tiện lợi đối với thực khách khi ăn uống, thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng.

 

Đặc biệt, dù cách thiết kế khu dành cho khách phụ thuộc vào quan niệm của bạn. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, thống kê cho thấy 40 – 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên để bố trí không gian cho phù hợp. Để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành bàn rộng hơn. Cách này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc phục vụ từng nhóm khách hàng khác nhau.

 

Xây dựng menu thực đơn và định giá các món ăn

 

Thực đơn là danh sách các món ăn hay đồ uống mà bất kỳ nhà hàng nào đều cần phải có tuy nhiên nguyên tắc khi thiết kế thực đơn đó là bạn không nên để thực đơn quá dài khiến cho khách hàng cảm thấy rối trí khi chọn món ăn để thưởng thức. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả đó là bạn nên sắp xếp các món ăn trong thực đơn theo mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với thực đơn ngắn gọn nhất.

 


Menu thực đơn nhà hàng cần sắp xếp theo mục để thực khách có thể thuận tiện trong việc quan sát và lựa chọn các món ăn.

 

Bên cạnh thực đơn thì bạn cần chú ý đến chính sách giá cả đóng vai trò tương đối quan trọng khi kinh doanh nhà hàng. Công thức định giá chung cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm bạn thực sự tạo nên (bao gồm giá nguyên liệu, nhân công, điện, nước, gas và các thành phần phụ trợ khác giúp đầu bếp tạo nên món ăn).

 

Tự tạo ra thương hiệu riêng hay nhượng quyền thương hiệu

 

Kinh doanh nhà hàng hiện nay có hai hình thức phổ biến đó là tự mở nhà hàng và tạo thương hiệu kinh doanh riêng hoặc kinh doanh nhà hàng theo hình thức nhượng quyền thương mại. Một nhà hàng nhượng quyền thương hiệu giúp bạn tận dụng lợi thế về uy tín của nhà hàng hay quy trình kinh doanh của họ để gặt hái lợi nhuận kinh doanh hiệu quả. Một hình thức kinh doanh khác đó là tự mở nhà hàng, lúc này bạn phải tự mình phát triển nhà hàng và xây dựng nó thành một thương hiệu riêng được nhiều người biết đến. kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thì bạn phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn từ đơn vị nhượng quyền kinh doanh nhà hàng cho bạn.

 

Thuê nhân viên phục vụ trong nhà hàng

 

Nhà hàng của bạn cần phải có nhân viên để duy trì hoạt động hiệu quả, trong đó bao gồm nhân viên làm bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên bảo vệ, nhân viên dọn dẹp vệ sinh và một quản lý nhà hàng nếu như bạn không thể trực tiếp quản lý được. Số lượng nhân viên phụ thuộc vào quy mô và tính chất công việc tại nhà hàng của bạn. Tuy nhiên, kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả đó chính là ở giai đoạn đầu mới mở nhà hàng, bạn cần tính toán để thuê số nhân viên phù hợp vừa đủ phục vụ cho tình hình hoạt động của quán, sau này có thể thuê nhiều hơn tùy theo lượng khách hàng.

 


Nhân viên phục vụ trong nhà hàng cần nhanh nhẹn, nhiệt tình và chu đáo để gây ấn tượng và thiện cảm tốt cho thực khách.

 

Điều quan trọng khi kinh doanh nhà hàng đó chính là bạn phải tuyển được đầu bếp giỏi và chuyên nghiệp để có thể mang đến các món ăn ngon cho thực khách. Họ phải là người nấu ăn ngon, có tâm huyết với nghề và đặc biệt có sự am hiểu và kinh nghiệm chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị của thực khách.

 

Lên kế hoạch Marketing quảng bá cho nhà hàng

 

Dù bạn áp dụng chiến lược Marketing nào thì một chiến lược bạn không nên quên đó chính là phương pháp Marketing truyền miệng bởi theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm. Một khi có ý định quảng cáo cho nhà hàng mình, bạn phải chú ý tới thông điệp mà bạn định chuyển tải tới khách hàng. Thông điệp của bạn có thể tập trung vào một điểm khác biệt nào đó so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài quảng cáo nhà hàng trên Facebook, Zalo, bạn còn cần thiết kế một website chuyên nghiệp cho nhà hàng để thu hút thực khách hiệu quả. Đi cùng với đó là quảng bá nhà hàng trên một số trang đánh giá ẩm thực nổi tiếng như Foody, Now, Lozi hay Địa điểm ăn uống.

 


Các trang đánh giá ẩm thực như Foody hay Lozi được xem là giải pháp hiệu quả để nhà hàng của bạn tiếp cận được thực khách có nhu cầu nhanh chóng.

 

Trên đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả, hi vọng rằng có thể giúp bạn xây dựng chiến lược đối với việc mở nhà hàng kinh doanh giúp thu hút khách hàng đến với nhà hàng hiệu quả và gặt hái thành công trong kinh doanh.