Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc chi tiết để gặt hái thành công (P2)

Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc chi tiết để gặt hái thành công (P2)

Bởi admin   -  27/03/2018
Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc chi tiết để gặt hái thành công (P2)
Rate this post

Khi kinh doanh spa hay salon tóc thì một việc quan trọng bạn cần quan tâm đó chính là lựa chọn loại hình kinh doanh nào để thu hút khách hàng đi cùng với đó là cách thức vận hành và Marketing, xây dựng thương hiệu cho cửa hàng. Cùng tiếp tục tìm hiểu kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc hiệu quả.

 

Trong kinh doanh spa hoặc salon tóc thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh là vô cùng quan trọng bởi nó giúp bạn có thể xác định được việc kinh doanh loại hình dịch vụ nào để thu hút khách hàng. Đi cùng với đó là hướng đến đối tượng khách hàng nào để đầu tư trang bị, thiết kế trang trí cửa hàng phù hợp. Ngoài ra muốn phát triển hoạt động kinh doanh spa và salon tóc thì không thể thiếu được hoạt động quảng bá giới thiệu dịch vụ và thương hiệu đến với khách hàng. Dưới đây, Thế Hệ Khởi Nghiệp tiếp tục giới thiệu các vấn đề tiếp theo trong việc lập kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc giúp các cửa hàng gặt hái thành công đồng thời thu hút được nhiều khách hàng trong quá trình kinh doanh.

 

Khảo sát thị trường và nhu cầu của người sử dụng

 

Mở dịch vụ spa hay salon tóc được xếp vào ngành dịch vụ dành cho người có điều kiện hay nói cách khác là có tiền, người càng nhiều tiền thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ spa hay salon tóc cao cấp càng lớn và ngược lại. Do đó khi lập bản kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc bạn nên khảo sát thị trường để biết nhu cầu thực sự của người dùng, từ đó đưa ra các loại hình dịch vụ phù hợp. Bởi chắc chắn công việc kinh doanh không thể thuận lợi nếu bạn mở dịch vụ spa bình dân tại khu dân trí cao, hay các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da, cao cấp tại khu dân cư có thu nhập trung bình.

 

Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc hiệu quả nhất


Khảo sát nhu cầu của thị trường và nhu cầu thực sự của người dùng giúp bạn có thể xây dựng và đưa ra được loại hình kinh doanh dịch vụ phù hợp.

 

Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ spa và salon tóc còn phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh kinh tế, nếu kinh tế phát triển, thu nhập của mọi người tăng cao thì nhu cầu đối với các dịch vụ làm đẹp hay chăm sóc tóc của spa hay salon chắc chắn phát triển theo. Ngược lại, nếu kinh tế khó khăn kéo theo thu nhập của người dân giảm đi thì họ có thể cắt giảm bớt việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu, nếu đến spa hay salon tóc chỉ sử dụng các dịch vụ cơ bản, có mức giá bình dân thay vì các dịch vụ cao cấp, đắt tiền.

 

Chính vì vậy việc nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng, bạn phải tìm hiểu chi tiết nơi định mở spa hay tiệm làm tóc trong đó đặc biệt là thu nhập trung bình khu dân cư xung quanh đó, công việc của họ phần lớn là dân công sở, sinh viên, công nhân hay lao động tự do. Nếu tỷ lệ lao động phổ thông hay người làm việc tự do cao thì đây không phải là địa điểm lý tưởng để mở spa hay salon tóc phục vụ công việc kinh doanh bởi đa phần là người có thu nhập thấp, không có khả năng chi trả cho các dịch vụ và nhu cầu làm đẹp. Nghiên cứu thị trường giúp bạn có thể tìm kiếm được địa điểm kinh doanh lý tưởng đồng thời biết mở spa, tiệm cắt tóc cần bao nhiêu vốn để phù hợp với phân khúc khách hàng bạn hướng đến.


Lựa chọn loại hình dịch vụ spa và salon tóc để kinh doanh


Khi lên kế hoạch kinh doanh spa, dịch vụ làm tóc hair salon, nhiều người thường băn khoăn không biết nên mở loại hình dịch vụ nào cho phù hợp. Nếu mở tiệm spa làm đẹp có vô vàn dịch vụ bạn có thể chọn để kinh doanh, về cơ bản được chia thành ba loại hình dịch vụ chính đó là chăm sóc da và body, tẩy lông và trang điểm. Trong đó dịch vụ chăm sóc da và body bao gồm massage toàn thân, tẩy da chết toàn thân bằng kem enzyme, bằng kem tẩy da chết, bằng muối tắm hoặc các loại mặt nạ bùn hay paraffin…, thủy trị liệu (ngâm khoáng nóng, sục bồn,…), đắp, chườm các dưỡng chất (giúp cơ thể săn chắc, hạn chế tích nước). Dịch vụ tẩy lông thường bao gồm Waxing các bộ phận mặt, chân, cánh tay, bikini, lưng, nách hay triệt lông vĩnh viễn, tạo hình, phun thêu lông mày còn dịch vụ trang điểm có thể là trang điểm cô dâu hay trang điểm dự tiệc.

 

Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc mới nhất 2018


Có rất nhiều dịch vụ spa khác nhau mà bạn có thể lựa chọn để kinh doanh bao gồm chăm sóc da và body, dịch vụ tẩy lông hoặc trang điểm.


Các dịch vụ spa bên cạnh việc thuê nhân viên còn yêu cầu phải có thiết bị, dụng cụ, mỹ phẩm đi kèm nên bạn cần tính toán cẩn thận để không ảnh hưởng tới lợi nhuận. Ngoài ra, nên tập trung nhiều vào các dịch vụ không phải đầu tư quá nhiều thiêt bị, máy móc đề tiết kiệm chi phí đầu tư, khi có lợi nhuận và tiềm năng phát triển mới tiếp tục mở rộng thêm các dịch vụ kinh doanh khác. Đồng thời, các spa làm đẹp nên đầu tư trang bị phòng tắm đầy đủ tiện nghi, sau khi đắp mặt nạ hay tẩy da chết, làm trắng toàn thân, khách hàng có thể tắm tráng nhanh chóng.


Một kinh nghiệm kinh doanh spa khác đó là trong bản kế hoạch kinh doanh spa làm đẹp bạn nên đưa ra các gói dịch vụ gồm ít nhất  3 dịch vụ nhỏ liên quan đến nhau vừa giúp khách hàng được chăm sóc, làm đẹp toàn thân lại vừa tăng doanh thu cho spa.  Thời gian các gói nên chia thành nửa buổi (tối đa 3 tiếng) và trọn một buổi (tối đa 5 tiếng trừ đi 30 phút đến 1 tiếng nghỉ ăn trưa) để khách hàng lựa chọn phù hợp với công việc, lịch trình của mình.

 

Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc thành công và hiệu quả


Kinh doanh salon tóc với 3 dịch vụ chính là tạo kiểu, cắt tóc và uốn nhuộm giúp thu hút các khách hàng đến với salon tóc hiệu quả.

 

Còn nếu dự định mở tiệm kinh doanh salon tóc thì dịch vụ chính là tạo kiểu, cắt tóc và uốn nhuộm. Trong đó dịch vụ tạo kiểu tóc bao gồm tạo sóng, xoăn xoắn ốc, xoăn một phần hay xoăn phần đuôi, là phẳng tóc. Còn các dịch vụ liên quan tới nhuộm bao gồm nhuộm lowlight, nhuộm highlight, nhuộm nhuộm 3D, khôi phục màu nhuộm, phủ nóng, chăm sóc tóc sau khi nhuộm. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, bạn có thể kinh doanh thêm dịch vụ tết tóc hoặc cung cấp các dịch vụ tạo kiểu và chăm sóc tóc cho khách hàng các dịp đặc biệt như cưới hỏi, đi sinh nhật hay dự tiệc. Không chỉ có vậy, các salon tóc nên kết hợp kinh doanh thêm dịch vụ làm móng, chăm sóc chân tay cho khách hàng như dịch vụ cắt tỉa và đánh móng, đắp móng bột, móng lụa, đắp móng khuôn khối, đắp parafin, nối móng nail tipping, massage và tẩy da chết chân tay trong khi làm móng,…

 

Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc mới nhất hiện nay


Khi kinh doanh dịch vụ làm tóc, bạn có thể mở thêm dịch vụ làm móng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Tuy nhiên khi kinh doanh dịch vụ làm móng, bạn nên cân nhắc khả năng tài chính, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để quyết định có nên thuê thợ hay mua sắm trang thiết bị, dụng cụ làm móng và mở thêm dịch vụ này ngay từ đầu không. Bởi một salon tóc thì công việc chính chủ yếu là cắt, tạo kiểu, làm xoăn, hấp tóc hay nhuộm bắt buộc phải có, không nhất thiết phải có dịch vụ làm móng. Nhưng nếu có thì bạn có thể tận dụng được không gian salon và lôi kéo thêm khách hàng sử dụng dịch vụ làm móng thì lợi nhuận có thể tăng lên rất nhiều đồng thời mở quán cắt tóc nam thường ít dịch vụ hơn mở tiệm cắt tóc dành cho phái đẹp. Nếu bạn còn băn khoăn mở tiệm cắt tóc cần bao nhiêu vốn thì tùy theo quy mô và loại hình dịch vụ bạn kinh doanh mà chi phí mở tiệm cắt tóc có thể khác nhau.

 

Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc cụ thể

 

Khi kinh doanh spa hay salon tóc thì bạn cần phải tính toán một ngày vận hành của spa hay salon như thế nào ? Thông thường theo kinh nghiệm mở spa hay salon chăm sóc tóc thì các công việc chính cố định thường ngày bao gồm xếp lịch cho khách, nhận và gọi điện thoại cho khách hàng, đào tạo nhân viên mới hoặc bổ sung thêm đồ nghề. Các công việc phải giải quyết theo ngày như chia ca (phải điều chỉnh khi nhân viên xin nghỉ gấp), lên kế hoạch quảng bá, tiếp thị, tổ chức các chương trình khuyến mại đặc biệt trong ngày, trong tuần, quản lý thu chi.

 

Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc hiệu quả nhất hiện nay


Khi kinh doanh spa hoặc salon tóc thường có rất nhiều công việc phải giải quyết từ sắp xếp công việc, tìm kiếm nhân viên đến lên kế hoạch quảng bá, tiếp thị cho cửa hàng.

 

Về nhân sự, bạn phải lên kế hoạch tuyển người, tìm kiếm nhân tố tiềm năng, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên học việc, nhân viên mới, đánh giá năng lực làm việc của nhân viên hiện tại, quản lý tạo môi trường làm việc nghiêm túc, hòa đồng, hòa giải khi có các vấn đề phát sinh. Để quản lý cửa hiệu quả, bạn nên kiếm thêm một người quản lý chuyên nghiệp phụ giúp bạn các công việc hành chính, giúp bạn yên tâm hơn vào công việc chuyên môn, tốt nhất là vợ hoặc người thân trong gia đình. Ngoài ra, cần có kế hoạch quảng bá Marketing cho tiệm spa hay salon tóc, trong đó bạn có thể tạo các website bán hàng, Fanpage Facebook để chạy quảng cáo thu hút khách hàng. Bên cạnh đó là xây dựng các chương trình khuyến mại dành tặng khách hàng, tổ chức phát tờ rơi.

 

Trên đây Thế Hệ Khởi Nghiệp giới thiệu cho bạn một số kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc hiệu quả giúp bạn hình dung được các loại hình dịch vụ cụ thể cần có, công việc vận hành một salon tóc hay spa như thế nào, đặc biệt là lựa chọn các dịch vụ nào để kinh doanh, vừa phù hợp với nhu cầu của thị trường cùng với nguồn vốn và chi phí bạn đang có. Đây chính là tiền đề để bạn phát triển hoạt động kinh doanh nếu có ý tưởng kinh doanh spa hay salon tóc. Chúc bạn thành công.

Kế hoạch kinh doanh spa và salon tóc chi tiết để gặt hái thành công (P2)
Rate this post

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!