Lập kế hoạch kinh doanh giày dép khi mở cửa hàng giày dép (P1)

Lập kế hoạch kinh doanh giày dép khi mở cửa hàng giày dép (P1)

Bởi admin   -  08/02/2018
Lập kế hoạch kinh doanh giày dép khi mở cửa hàng giày dép (P1)
4 (80%) 4 votes

Kinh doanh giày dép là một hướng kinh doanh được nhiều người lựa chọn ở thời điểm hiện tại mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Cùng tìm hiểu chi tiết một bản kế hoạch kinh doanh giày dép chi tiết từ A đến Z cho người mới bắt đầu giúp xây dựng định hướng kinh doanh giày dép đúng đắn.

 

Trong số các mặt hàng kinh doanh, kinh doanh giày dép là ý tưởng kinh doanh nổi bật và đang khá thịnh hình ở thời điểm hiện tại trong số các ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh. Các mặt hàng giày dép kinh doanh tương đối đa dạng từ giày dép cho nam, giày dép cho phái đẹp, giày dép trẻ em, giày dép cao cấp cho đến giày dép bình dân giá rẻ. Đi cùng với đó là phương thức bán online hoặc mở cửa hàng giày dép truyền thống phục vụ cho việc kinh doanh.

 

Kế hoạch kinh doanh giày dép cho người mới bắt đầu


Kinh doanh giày dép là một trong số các xu hướng kinh doanh nổi bật thu hút rất nhiều người muốn mở shop giày dép ở thời điểm hiện nay với lượng khách hàng đông đảo.

 

Để giúp các chủ cửa hàng kinh doanh giày dép có thể xác định được hướng đi kinh doanh đúng đắn, dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp giới thiệu chi tiết bản kế hoạch kinh doanh giày dép chi tiết các vấn đề từ việc chọn lựa địaa điểm mở cửa hàng, shop kinh doanh giày dép, cách trang trí cửa hàng, cách giới thiệu và Marketing các mặt hàng giày dép cho đến cách bán hàng giúp phát triển cửa hàng kinh doanh giày dép ngày càng lớn mạnh. Bản kế hoạch này có thể dùng chung cho các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng giày dép khác nhau.

 

Phân tích thị trường giày dép thời trang tại Việt Nam

 

Ngành giày dép Việt Nam hiện nay phân thành hai thị trường riêng biệt đó là thị trường giày dép trong nước (hay thị trường nội địa) và thị trường giày dép xuất khẩu, trong đó thị trường giày dép xuất khẩu chiếm tỷ trọng giá trị lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước. Theo số liệu từ Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam thì có tới hơn 90% sản phẩm giày dép đang được xuất khẩu, số ít ỏi còn lại được tiêu thụ tại thị trừng trong nước. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp giày dép tại Việt Nam đang bỏ ngỏ thị trường trong nước, nhường bước cho các dòng sản phẩm giày dép Trung Quốc, giày dép ngoại nhập từ các quốc gia khác.

 

Lập kế hoạch kinh doanh giày dép


Thị trường giày dép tại Việt Nam rất tiềm năng với số lượng giày dép tiêu thụ lớn hàng năm đồng thời đối tượng khách hàng vô cùng đa dạng.

 

Tuy nhiên, lượng giày dép tiêu thụ trung bình của thị trường trong nước là khá lớn, theo số liệu từ Bộ Công Thương ước tính nhu cầu sử dụng giày dép hàng năm của người Việt lên tới khoảng 150 triệu đôi, tức là số lượng giày dép bán ra hàng tháng tương ứng với khoảng trên 12 triệu đôi hay trung bình một ngày là khoảng 0,41 triệu đôi/ngày. Lượng giày dép tiêu thụ lớn nhất tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,….với số lượng tiêu thụ và tần suất mua hàng cao hơn so với các nơi khác. Do đó, thị trường giày dép trong nước là một thị trường đầy tiềm năng cho người muốn khởi nghiệp kinh doanh mở cửa hàng giày dép đồng thời khi chọn thị trường kinh doanh, bạn nên ưu tiên chọn các vị trí mở cửa hàng tại các thành phố lớn, nơi có mật độ dân số đông đúc và mức phát triển kinh tế cao.

 

Phác họa ý tưởng kế hoạch kinh doanh giày dép cơ bản

 

Sau khi phân tích thị trường, bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh giày dép đó chính là bạn phải xây dựng và định hình được ý tưởng kinh doanh. Khi khởi nghiệp kinh doanh, bạn có thể lựa chọn quy mô bán lẻ bán buôn giày dép với số vốn dao động trong khoảng từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc nếu có nguồn vốn dồi dào thì bạn có thể đổ nhiều vốn hơn với quy mô kinh doanh lớn hơn tùy theo khả năng và mong muốn của bạn.

 

Kế hoạch kinh doanh giày dép từ A đến Z 


Nếu kinh doanh giày dép bạn nên kinh doanh tại các thành phố lớn với số vốn ban đầu dao động trong khoảng từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng.

 

Địa điểm kinh doanh lý tưởng nhất là hai thành phố lớn Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên nếu kinh doanh ở các tỉnh thành khác thì bạn nên chọn khu vực thành phố, thị trấn, thị xã hay trung tâm huyện tại nơi bạn sinh sống. Bởi đây là nơi đông đúc dân cư, thuận lợi cho việc kinh doanh tuy nhiên bạn còn cần lưu ý mức thu nhập và thói quen sống của người tiêu dùng ở khu vực bạn dự định kinh doanh. Nếu người dân ở đó chủ yếu có thu nhập thấp, không quan tâm nhiều đến việc mua sắm thời trang thì ý tưởng kinh doanh giày dép của bạn gần như không có tính khả thi và có thể gặt hái thất bại nhanh chóng.

 

Doanh số ước tính của cửa hàng kinh doanh giày dép khoảng trung bình 15 khách đến 30 khách/ngày với số lượng chi trả của một khách hàng trung bình khoảng 300.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ, như vậy doanh thu một ngày bạn có thể đạt được vào khoảng 6 triệu đến 12 triệu đồng. Tùy theo vị trí cửa hàng, giá bán sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm, chính sách bán hàng mà doanh thu có thể tăng hoặc giảm tuy nhiên có thể nói giày dép là một ngành hàng siêu lợi nhuận ở thời điểm hiện tại với tỷ lệ lợi nhuận cao.

 

Lựa chọn địa điểm kinh doanh giày dép

 

Bước tiếp theo trong bản kế hoạch kinh doanh giày dép đó là bạn phải lựa chọn được địa điểm hay nói cách khác là vị trí, mặt bằng cho việc mở cửa hàng giày dép. Chọn lựa được địa điểm mở cửa hàng giày dép phù hợp có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh sau này bởi nó là yếu tố trực tiếp trong việc thu hút các khách hàng ghé thăm cửa hàng.

 

Để có thể lựa chọn được địa điểm kinh doanh giày dép phù hợp, bạn nên chạy xe vài vòng quanh khu vực có ý định mở cửa hàng, vừa là để nắm được có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, vừa để biết mức thu nhập hay thói quen sống hàng ngày của người dân xung quan khu vực cửa hàng. Ngoài ra, bạn có thể ngồi ở các quán café để xem xét có bao nhiêu lượt người và xe chạy qua đoạn đường đó hàng ngày, đối tượng cụ thể như thế nào (tuổi tác, giới tính, phân khúc khách hàng,…).

 

Kế hoạch kinh doanh giày dép hiệu quả nhất


Địa điểm mở cửa hàng kinh doanh giày dép hiệu quả chính là nơi thuận tiện giao thông đi lại, mật độ dân cư đông đúc đi cùng với đó là khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm kinh doanh.

 

Địa điểm để mở cửa hàng giày dép sỉ hay lẻ hiệu quả không nhất thiết phải rộng hay quá sang trọng, nổi bật mà điều quan trọng nhất đó chính là thuận tiện giao thông đi lại, mật độ dân cư đông đúc đồng thời người dân xung quanh khu vực đó có thói quen mua sắm và có khả năng chi trả cho các mặt hàng giày dép bạn có ý định kinh doanh, đặc biệt họ phải là đối tượng khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm giày dép của bạn ví dụ như giày dép giá rẻ hướng tới đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thì bạn phải bán gần các trường học mới thực sự mang lại hiệu quả.

 

Ngoài ra, địa điểm mở cửa hàng giày dép phải có nơi để xe cho khách ghé thăm cửa hàng tức là có mặt tiền vừa đủ, ngoài ra cửa hàng giày dép nên gần các khu chợ, ga tàu, bến xe một khoảng cách đủ lớn, nếu nơi đó có nhiều cửa hàng quần áo thời trang thì càng tốt bởi sau khi họ mua quần áo thì có thể tiện ghé qua xem các sản phẩm giày dép, gia tăng cơ hội bán hàng cho cửa hàng của bạn.

 

Sau khi lựa chọn được vị trí để mở cửa hàng giày dép thì trong kế hoạch kinh doanh giày dép bạn phải xác định được chi phí đầu tư cho địa điểm cửa hàng. Tiền thuê cửa hàng giày dép không nên quá cao, chỉ nên dao động trong khoảng từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng là phù hợp đồng thời thông thường chủ nhà thường yêu cầu bạn phải thanh toán trước nên số tiền bạn nên thanh toán tối đa là 3 tháng/lần để tập trung số vốn kinh doanh giày dép cho các hoạt động khác. Sau khi đàm phán thống nhất được các điều khoản đối với chủ nhà, bao gồm cả việc bày biện, trang trí cửa hàng, việc thanh toán tiền thuê mặt bằng định kỳ thì có thể bắt đầu đi đến ký kết hợp đồng cụ thể.

 

Kế hoạch thuê địa điểm kinh doanh giày dép


Chi phí cho việc thuê địa điểm mở cửa hàng kinh doanh giày dép chỉ nên dao động trong khoảng từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng để tối ưu nguồn vốn cho việc phát triển cửa hàng lâu dài.

 

Nếu xác định kinh doanh dài hạn thì bạn nên ký hợp đồng thuê trong khoảng 3 năm còn không thì có thể ký hợp đồng thuê mặt bằng hàng năm vì có thể địa điểm mở cửa hàng giày dép kinh doanh không được hiệu quả như dự tính ban đầu của bạn và đôi lúc phải tính đến việc chuyển cửa hàng cho phù hợp. Điều quan trọng nhất là bạn phải đàm phán chi tiết các điều khoản với chủ nhà để tránh tình trạng đang kinh doanh tốt thì chủ cửa hàng lấy lại mặt bằng hoặc tăng giá cho thuê đột ngột hay các vấn đề phát sinh khác ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh giày dép.

 

Trang trí cửa hàng kinh doanh giày dép

 

Sau khi lựa chọn được địa điểm kinh doanh giày dép phù hợp thì bước quan trọng tiếp theo trong bản kế hoạch kinh doanh giày dép bạn cần lưu ý đó chính là trang trí cửa hàng bởi đây là yếu tố cần thiết đối với các cửa hàng mới muốn thu hút khách hàng. Khách hàng có hứng thú ghé thăm cửa hàng, có muốn mua hàng ở cửa hàng của bạn hay không phụ thuộc khá nhiều vào không gian cửa hàng và phong cách trang trí, trưng bày sản phẩm giày dép.

 

Trong kinh doanh giày dép, điều quyết định lớn nhất đến phong cách trang trí cửa hàng đó chính là định vị thương hiệu của bạn, phân khúc khách hàng bạn hướng đến và các sản phẩm giày dép bạn đang kinh doanh. Điều đó ảnh hưởng đến màu sắc, họa tiết được lựa chọn để trang trí cho không gian cửa hàng. Ví dụ như bạn bán sản phẩm giày dép cao cấp dành cho doanh nhân thì phong cách thiết kế cửa hàng phải sang trọng với tông màu đen đẳng cấp có thể là tông màu chủ đạo của cửa hàng. Trong khi đó, nếu hướng đến đối tượng khách hàng trẻ trung thì phong cách thiết kế cửa hàng phải hướng đến sự tươi mới, đáng yêu và năng động.

 

Kế hoạch kinh doanh giày dép trang trí cửa hàng


Khi trang trí cửa hàng kinh doanh giày dép, bạn cần tạo dấu ấn đối với khách hàng đồng thời nên gắn liền với định vị thương hiệu và phân khúc khách hàng bạn hướng đến.

 

Chính phong cách cửa hàng chính là điểm nhấn khác biệt tạo nên thương hiệu và dấu ấn cửa hàng giày dép của bạn đối với khách hàng. Trang trí shop giày dép càng đẹp và càng ấn tượng đồng thời gắn liền với thương hiệu (logo) và phân khúc khách hàng thì bạn càng nổi bật trên thị trường. Sự ghi nhớ của khách hàng là điều mà các chủ cửa hàng giày dép đều mong muốn, có người chi hàng tỷ đồng để quảng cáo cửa hàng tuy nhiên có người ghi dấu ấn được trong tâm trí khách hàng chỉ với phong cách trang trí cửa hàng độc đáo, bắt mắt giúp khách hàng có thể nhận diện được cửa hàng của bạn ngay, đặc biệt khi bạn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh giày dép với nhiều cơ sở khác nhau.

 

Tốt nhất là bạn nên thuê công ty thiết kế chuyên nghiệp thi công đồng thời trước khi yêu cầu họ làm theo ý muốn của mình thì nên lắng nghe cả lời tư vấn của họ cho phù hợp. Đồng thời bạn đừng quên hỏi họ mặt sàn, mặt trần, mặt tường trang trí với màu sắc gì, chất liệu nào, kích thước bao nhiêu. Để tiết kiệm thời gian và giúp cho việc lên ý tưởng tốt hơn bạn nên ghé qua các cửa hàng giày dép lớn để xem cách họ trang trí, bày biện cửa hàng hoặc tham khảo thêm các mô hình trang trí cửa hàng từ các đơn vị thiết kế shop bán hàng trên Internet.

 

Kế hoạch kinh doanh giày dép mới nhất


Biển hiệu quảng cáo bên ngoài cửa hàng đóng vai trò quan trọng tạo sự thu hút với khách hàng đi cùng với đó bạn nên chuẩn bị thêm các biển quảng cáo khuyến mại, giảm giá.

 

Khi lên kế hoạch kinh doanh giày dép trang trí cho cửa hàng, có hai vấn đề bạn cần phải quan tâm nhất khi đó chính là biển giới thiệu, quảng cáo bên ngoài shop giày dép và hệ thống đèn bóng chiếu sáng. Trước tiên, đối với biển giới thiệu, biển quảng cáo bên ngoài cửa hàng bạn cần xác định biển giới thiệu (hay biển hiệu) là cố định còn biển quảng cáo treo trên cửa ra vào là tạm thời khi có các đợt khuyến mại hay giảm giá bán (Sale off) vào các ngày đặc biệt. Tùy theo ngân sách mà bạn có thể đặt làm biển hiệu hay biển quảng cáo với mức chi phí khác nhau tuy nhiên cần chú ý, biển hiệu và biển quảng cáo nên đơn giản, không rườm rà, rắc rối đồng thời phải nổi bật và phù hợp với phong cách trang trí bên trong cửa hàng. Biển hiệu và biển quảng cáo phải có tác dụng thu hút khách hàng khi đi qua cửa hàng đồng thời nên có đèn chiếu sáng vào buổi tối.

 

Tiếp đến là hệ thống bóng đèn chiếu sáng bên trong cửa hàng giày dép, bạn cần lưu ý các mặt hàng giày dép thường có tông màu tối đặc trưng, vì vậy nếu không gian không có đủ lượng ánh sáng thường tạo nên cảm giác không thông thoáng, thiếu tự nhiên và không làm nổi bật được sản phẩm kinh doanh. Do đó, hệ thống đèn chiếu sáng phải đủ sáng và đặc biệt phải làm bừng lên được không gian bên trong cửa hàng, đặc biệt các góc giáp tường càng cần được bố trí nhiều đèn hơn. Ngoài ra cường độ sáng của hệ thống đèn phải tương đồng, tránh tình trạng bố trí các loại đèn sáng tối khác nhau gây cảm giác mệt mỏi và làm tụt cảm xúc mua hàng của khách hàng.

 

Kế hoạch kinh doanh giày dép thành công


Hệ thống đèn chiếu sáng trong cửa hàng giày dép tác động khá lớn đến tâm lý khách hàng khi mua hàng đồng thời làm nổi bật sản phẩm kinh doanh.

 

Bên cạnh đó, ánh đèn nên kết hợp ánh sáng trắng ấm áp hình thành không gian ấm cúng, điều này tạo nên hiệu ứng tâm lý mua hàng rất tốt. Nếu bạn chọn ánh đèn sáng đều là màu trắng toát thì làm cho khách hàng cảm thấy thiếu cảm giác nhộn nhịp của việc mua hàng vì mọi thứ trong cửa hàng đều được phơi bày. Không chỉ có vậy, bạn còn cần làm nổi bật các không gian của các giá, tủ trưng bày giày dép giúp khách hàng bị cuốn hút vào sản phẩm. Đồng thời cửa hàng giày dép giống như cửa hàng quần áo nên bố trí một chiếc gương giúp khách hàng có thể cảm nhận được vẻ đẹp của đôi giày khi thử.

 

Trên đây là phần đầu của bản kế hoạch kinh doanh giày dép chi tiết mà bạn có thể tham khảo để biết cách lựa chọn mặt hàng kinh doanh, tìm kiếm địa điểm kinh doanh phù hợp đi cùng với đó là nghệ thuật trang trí, sắp xếp cửa hàng tạo sự thu hút nhất đối với khách hàng khi mua sắm các sản phẩm giày dép. Ở phần tiếp theo Thế Hệ Khởi Nghiệp tiếp tục giới thiệu đến bạn các mục tiếp theo trong việc lập kế hoạch kinh doanh giày dép thời trang, trong đó có bí quyết tìm kiếm nguồn hàng giày dép, thuê nhân viên, phân bổ tài chính hay triển khai các kế hoạch Marketing cho cửa hàng.

Lập kế hoạch kinh doanh giày dép khi mở cửa hàng giày dép (P1)
4 (80%) 4 votes

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!