Kế hoạch kinh doanh quần áo từ A đến Z giúp kinh doanh hiệu quả (P1)

Kế hoạch kinh doanh quần áo từ A đến Z giúp kinh doanh hiệu quả (P1)

Bởi admin   -  21/03/2018
Kế hoạch kinh doanh quần áo từ A đến Z giúp kinh doanh hiệu quả (P1)
5 (100%) 2 votes

Kinh doanh quần áo là một trong số các xu hướng kinh doanh nổi bật ở thời điểm hiện nay đồng thời là một trong số các ngành nghề kinh doanh được nhiều người lựa chọn. Cùng tìm kiểu kế hoạch kinh doanh quần áo quần áo chi tiết từ A đến Z giúp bạn kinh doanh hiệu quả khi có ý tưởng kinh doanh quần áo ở thời điểm hiện tại.

 

Kinh doanh quần áo luôn được xem là ngành nghề kinh doanh đầy sức hút ở mọi thời điểm bởi khả năng quay vòng vốn nhanh đi cùng với đó là nhu cầu lớn của người dùng. Tuy nhiên đi cùng với đó là mức độ cạnh tranh của ngành quần áo thời trang tương đối mạnh. Nếu không có định hướng và kế hoạch kinh doanh quần áo đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể gặt hái thất bại trong kinh doanh. Do đó, để hoạt động kinh doanh quần áo thời trang đạt hiệu quả, gặt hái lợi nhuận thì bước xây dựng kế hoạch kinh doanh quần áo là vô cùng quan trọng. Dưới đây, Thế Hệ Khởi Nghiệp giới thiệu chi tiết bản kế hoạch kinh doanh mở cửa hàng quần áo trong đó bao gồm tất cả các hoạt động mở cửa hàng quần áo truyền thống và cả bán quần áo online giúp bạn kinh doanh quần áo thành công.

 

Kế hoạch kinh doanh quần áo hiệu quả


Kinh doanh quần áo là một trong số các ngành nghề kinh doanh nổi bật và gần như không bao giờ mất đi sức hút trên thị trường nhờ các xu hướng thời trang luôn cập nhật thường xuyên.

 

 1. Tổng quan về thị trường quần áo tại Việt Nam

 

Thị trường quần áo là một trong số các thị trường tiêu dùng lớn nhất trong nước hiện nay với đủ các mặt hàng quần áo đến từ các quốc gia khác nhau, trong đó các mặt hàng quần áo đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, VNXK hay Châu Âu luôn có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường.

 

Trong đó các sản phẩm thời trang Trung Quốc, đặc biệt là hàng Quảng Châu được khá nhiều người ưa chuộng trên thị trường bởi kiểu dáng đa dạng, thay đổi liên tục, giá thành rẻ phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì vậy, trên thị trường hiện nay, các mặt hàng quần áo thời trang Trung Quốc luôn chiếm thị phần lớn đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Bên cạnh, quần áo Trung Quốc, thì các mặt hàng quần áo thời trang Hàn Quốc, quần áo Thái Lan, quần áo VNXK, quần áo Việt Nam sản xuất hay hàng hiệu từ các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như Gucci, Lacoste, Dior, Louis Vuitton, H&M, Uniqlo, hay Zara đang được nhiều chủ cửa hàng quần áo kinh doanh đáp ứng các phân khúc khách hàng cụ thể từ bình dân đến cao cấp.

 

Kế hoạch kinh doanh quần áo thời trang thành công


Thị trường quần áo thời trang tại Việt Nam đang nở rộ với rất nhiều thương hiệu thời trang và nguồn hàng khác nhau từ bình dân đến cao cấp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay đa phần quần áo Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan được nhiều người mua hơn còn quần áo thời trang từ Châu Âu, Hoa Kỳ hay quần áo Việt Nam sản phẩm trong nước có thị phần ít hơn bởi các thương hiệu thời trang từ Châu Âu hay Hoa Kỳ vốn là sản phẩm được định vị ở phân khúc cao cấp nên khá kén đối tượng khách hàng còn thời trang Việt Nam đang gặp vấn đề về kiểu dáng thiết kế, ít chủng loại quần áo để lựa chọn dù chất lượng tốt hơn so với hàng Trung Quốc.

 

Khi kinh doanh quần áo thời trang, theo một nghiên cứu trong ngành quần áo thời trang thì 70% giá trị của một sản phẩm thời trang thuộc về cửa hàng bán lẻ và Marketing tức là một chiếc áo được bán với giá 400.000 VNĐ thì cửa hàng bán lẻ và hoạt động Marketing chiếm 280.000 VNĐ trong tổng giá trị của chiếc áo. Các khâu khác như sản xuất, thiết kế, may đóng gói hay gia công chỉ chiếm 120.000 VNĐ khi chiếc áo được bán ra, tức là 30% còn lại.

 

Như vậy, đặc thù của ngành hàng quần áo nước ta hiện nay đó chính là sự đa dạng các thương hiệu thời trang, chủng loại và phân khúc quần áo thời trang khác nhau, trong đó các mặt hàng quần áo bình dân với mức giá trung bình thường chiếm tỷ lệ lớn, đi cùng với đó là các mặt hàng thời trang công sở hay thời trang cao cấp đang dần được ưa chuộng với một phân khúc khách hàng cụ thể hướng tới. Một đặc điểm khác khi kinh doanh quần áo tại Việt Nam đó chính là công việc kinh doanh quần áo hiện nay chủ yếu dựa vào địa điểm kinh doanh đẹp, việc mở rộng kênh bán lẻ thông qua các chi nhánh cửa hàng ở nhiều địa điểm, tuyến phố khác nhau đi cùng với đó là các hoạt động Marketing quảng bá cho cửa hàng quần áo, đặc biệt là thông qua việc chạy các chiến dịch quảng cáo online tiếp cận các khách hàng tiềm năng, các chương trình giảm giá, khuyến mại, phiếu quà tặng,…

 

Như vậy, đối với kinh doanh quần áo thì có ba vấn đề quan trọng bạn cần đặt ra đó chính là lựa chọn sản phẩm quần áo kinh doanh hay nói cách khách là phân khúc khách hàng hướng tới, tiếp theo là lựa chọn địa điểm kinh doanh và cuối cùng là xây dựng các kênh Marketing quảng bá sản phẩm kinh doanh hiệu quả đến với khách hàng. Dưới đây là bản kế hoạch kinh doanh quần áo chi tiết giúp bạn hoạch định được các chiến lược kinh doanh đi cùng với đó là các vấn đề cần quan tâm khi mở cửa hàng quần áo giúp đạt được hiệu quả cao và gặt hái lợi nhuận khi kinh doanh quần áo ở thời điểm hiện tại.

 

2. Đặt tên cửa hàng quần áo và lựa chọn phân khúc khách hàng

 

Khi mở cửa hàng kinh doanh quần áo, điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó chính là đặt tên cửa hàng và lựa chọn phân khúc khách hàng tiềm năng. Tên cửa hàng quần áo phải nổi bật, bạn không nên sử dụng các ngôn từ quá trừu tượng hoặc khiến khách hàng hiểu nhầm hoặc hiểu không đúng về sản phẩm thời trang đang kinh doanh. Tốt nhất là tên cửa hàng nên ngắn gọn, phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới đồng thời giúp khách hàng hình dung ngay đến mặt hàng kinh doanh là quần áo, thời trang. Nếu kinh doanh các sản phẩm thời trang cao cấp thì có thể chọn tên cửa hàng tiếng Anh hoặc chú trọng hơn vào việc đặt tên tạo sự khác biệt đồng thời nâng tầng đẳng cấp, sang trọng cho cửa hàng và mặt hàng quần áo kinh doanh.

 

Lập kế hoạch kinh doanh quần áo chi tiết


Lựa chọn phân khúc khách hàng và tên cửa hàng quần áo giúp bạn định hình được đối tượng khách hàng hướng tới khi mở cửa hàng quần áo kinh doanh ở thời điểm hiện tại.

 

Bên cạnh tên cửa hàng thì bạn cần phải chú ý đến phân khúc khách hàng hướng tới khi kinh doanh quần áo. Để kinh doanh quần áo đạt hiệu quả cao, tốt nhất bạn nên chọn đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi bởi đây là nhóm đối tượng khách hàng có sức mua lớn, nhu cầu cao đồng thời luôn có xu hướng cập nhật các phong cách thời trang mới, tiếp nhận quảng cáo hoặc các thông tin Marketing cởi mở hơn. Ngược lại với các mặt hàng cao cấp hơn hay thời trang công sở thì nên hướng đến đối tượng khách hàng trên 30 tuổi bởi họ có khả năng chi tiền đồng thời có nhu cầu thể hiện đẳng cấp, phong cách tại nơi làm việc.

 

Giới hạn thị trường hướng đến tốt nhất là ở các thị trấn, trung tâm huyện, trung tâm tỉnh hoặc các thành phố lớn. Nhu cầu mua các sản phẩm quần áo thời trang thường được chú trọng hơn ở các nơi người dân có thu nhập khá và có đời sống vật chất, tinh thần cao. Ở các khu vực miền núi hay nông thôn thì mặc dù có nhu cầu tuy nhiên khả năng chi trả của họ thấp hơn, tần suất mua hàng không cao đồng thời giá trị lợi nhuận mang lại không nhiều, trừ các mặt hàng quần áo thời trang hàng thùng, quần áo thời trang giá rẻ.

 

Bạn có thể lựa chọn đối tượng khách hàng là nam giới hay phái đẹp tuy nhiên thông thường khách hàng là phái đẹp thường có nhu cầu mua sắm quần áo lớn hơn so với nam giới đồng thời thích cập nhật các xu hướng thời trang, phong cách thời trang mới. Một điểm cần lưu ý khác trong việc lập kế hoạch kinh doanh quần áo và xác định phân khúc khách hàng đó chính là bạn chỉ nên kinh doanh hướng tới một đối tượng khách hàng cụ thể tức là chỉ bán quần áo cho nam giới hoặc cho chị em chứ không nên bán cả hai đối tượng cùng lúc bởi có như vậy thì các hoạt động truyền thông, quảng bá, Marketing mới nhất quán, thuận tiện đồng thời tập trung chăm sóc tốt hơn cho đối tượng khách hàng cụ thể thay vì ôm đồm quá nhiều phân khúc khách hàng với thị hiếu, tính cách, nhu cầu và khả năng chi trả khác nhau.

 

3. Lựa chọn danh mục sản phẩm trong kế hoạch kinh doanh quần áo

 

Trong bản kế hoạch kinh doanh quần áo, bạn còn cần phải quan tâm đến việc lựa chọn danh mục quần áo và phong cách quần áo khi mở cửa hàng quần áo kinh doanh. Bán hàng cho nam giới nên nhập các kiểu dáng quần áo có màu tối hơn, trong khi đó phần lớn chị em thường thích các gam màu tươi sáng. Về họa tiết quần áo tùy vào từng người mua hàng khác nhau mà họ thích các loại họa tiết được may trên trang phục dịu dàng, nhẹ nhàng hay cá tính. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn nhiều kiểu dáng, chủng loại quần áo khác nhau để kinh doanh đồng thời thường xuyên cập nhật các xu hướng quần áo thời trang mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng bởi các khách hàng thường có gu thời trang và sở thích khác nhau. Việc đa dạng các kiểu dáng, màu sắc hay họa tiết các loại quần áo thời trang có thể giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn đồng thời khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn khi bước vào cửa hàng. Đối với các mặt hàng bán chạy, bạn có thể đẩy mạnh nhập thêm nhiều hàng hơn so với các mặt hàng khác đồng thời nên trưng bày ở các vị trí nổi bật nhất trong cửa hàng.

 

Lập kế hoạch kinh doanh quần áo từ A đến Z


Khi mở cửa hàng quần áo kinh doanh, tùy theo đối tượng khách hàng hướng đến, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm quần áo kinh doanh và phong cách thiết kế quần áo phù hợp.

 

Có rất nhiều sản phẩm quần áo thời trang khác nhau mà bạn có thể lựa chọn để kinh doanh mở cửa hàng quần áo, sau đây là một số gợi ý giúp bạn có thể lựa chọn các sản phẩm kinh doanh phù hợp với cửa hàng của mình khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo như áo phông tự thiết kế, áo cổ trái tim, áo sơ mi, quần jean, áo jean, quần jogger, váy bút chì, váy liền, áo khoác, áo bông, áo đôi tình yêu, áo len, áo giáo, bộ đồ ngủ, đồ đi biển,…Bên cạnh chủng loại quần áo thì có khá nhiều chất liệu sản phẩm cho bạn lựa chọn như sợi bông, sợi vải tổng hợp, vải nilon, da, lông cừu, vải Spandex,…Tùy theo thời điểm mùa khác nhau, phân khúc khách hàng hay xu hướng thị trường mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm kinh doanh thích hợp với các kiểu dáng, chủng loại và giá cả đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bạn hướng đến.

 

4. Chọn địa điểm kinh doanh và trang trí cửa hàng quần áo

 

Khi kinh doanh mở cửa hàng quần áo thì địa điểm kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng, do đó khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo bạn cần hết sức chú trọng đến vấn đề này. Việc chọn địa điểm kinh doanh là vấn đề quan trọng thứ hai trong kinh doanh các mặt hàng quần áo thời trang, chỉ sau hoạt động Marketing bởi lựa chọn địa điểm kinh doanh và triển khai các hoạt động Marketing quyết định tới 80% thành công khi kinh doanh quần áo ở thời điểm hiện tại.

 

Kế hoạch kinh doanh quần áo từ A đến Z


Trong kinh doanh quần áo, địa điểm kinh doanh đóng vai trò quan trọng quyết định đến thành công khi mở cửa hàng kinh doanh và thu hút khách hàng đến với cửa hàng quần áo của bạn.

 

Để lựa chọn được điểm kinh doanh quần áo hiệu quả, bạn nên quan tâm đến 6 tiêu chí sau khi tìm kiếm địa điểm mở cửa hàng quần áo đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh.

 

– Thứ nhất, hoạt động giao thương, mua bán tại nơi địa điểm đó phải nhộn nhịp, thường xuyên. Nếu nó là một trung tâm quận, huyện hay thành phố thì càng tốt, hiệu quả kinh doanh càng đạt cao.

 

– Thứ hai, mật độ dân số ở nơi đó phải cao. Xung quanh địa điểm kinh doanh được bạn chọn phải có đủ một lượng người tiêu dùng sinh sống, đặc biệt là các khu dân cư, khu chợ hoặc gần các trường Đại học lớn.

 

– Thứ ba, lưu lượng khách hàng phải lớn, cửa hàng phải đặt trên các tuyến phố, tuyến đường có lượt người đi qua hàng ngày lớn, đặc biệt là người đi làm hay sinh viên đi học.

 

– Thứ tư, giao thông phải thuận lợi, các nơi có lưu lượng khách hàng tiềm năng qua lại hàng ngày đều đặn chính là nơi có giao thông thuận lợi, thuận tiện cho việc đi lại di chuyển. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên chọn ở vị trí ngã ba, ngã tư của các tuyến đường quan trọng để mở cửa hàng kinh doanh quần áo dù chi phí thuê địa điểm mặt bằng có thể đắt đỏ.


– Thứ năm, nơi có nhiều hoạt động giao lưu, vui chơi như trung tâm bách hóa, trung tâm mua bán, khu vực thương mại, khu giao lưu văn nghệ giải trí, bể bơi, công viên,…Khi khách hàng mục tiêu tham gia xong các hoạt động này, họ thường có nhu cầu tìm kiếm các điều thú vị xung quanh khu vực đó, nếu cửa hàng bán quần áo của chúng ta đặt vào vị trí đó thì cầu gặp cung đúng lúc, cộng thêm lời nói thuyết phục của nhân viên bán hàng thì cửa hàng của bạn có thể có thêm khá nhiều khách mua hàng biết tới.


– Thứ sáu, khách hàng ở khu vực địa điểm kinh doanh bạn chọn phải có thói quen mua hàng thường xuyên đồng thời có khả năng chi trả. Bởi có khá nhiều nơi dù là khu trung tâm thành phố nhưng họ rất ít khi mua quần áo, hoặc nếu có mua thì mua rất ít hoặc họ tìm nơi khác để mua hàng. Do đó, bạn nên quan sát các cửa hàng ở khu vực đó để xem lượng người mua hàng như thế nào đồng thời xem xét mức sống và thói quen mua sắm của người dân khu vực xung quanh đó, họ là người đi làm hay hưu trí, họ có điều kiện hay không có điều kiện,…


Để kinh doanh quần áo hiệu quả đồng thời xây dựng được kế hoạch kinh doanh đúng đắn thì việc lựa chọn địa điểm kinh doanh đóng vai trò quan trọng. Tốt nhất là bạn nên mở cửa hàng ở các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư cao đồng thời nhu cầu của khách hàng lớn tuy nhiên nếu bạn là người có số vốn ít và chưa có kinh nghiệm mở shop quần áo thì có thể lựa chọn kinh doanh ở một thị trấn, trung tâm huyện hay trung tâm tỉnh đáp ứng các tiêu chí trên, mặc dù nhu cầu mua hàng không lớn so với kinh doanh ở các thành phố lớn.


Trên đây là bản kế hoạch kinh doanh quần áo giúp bạn hiểu hơn về thị trường kinh doanh quần áo tại Việt Nam, việc lựa chọn tên cửa hàng, phân khúc khách hàng, danh mục quần áo đi cùng với đó là địa điểm mở cửa hàng quần áo kinh doanh. Ở phần tiếp theo, Thế Hệ Khởi Nghiệp, tiếp tục giúp bạn lên kế hoạch trang trí cửa hàng, tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh, thuê nhân viên, lập kế hoạch tài chính và đặc biệt là xây dựng chiến lược Marketing Online quảng bá cửa hàng quần áo hiệu quả đến với khách hàng. Xem thêm phần 2 của bài viết Kế hoạch kinh doanh quần áo từ A đến Z giúp kinh doanh hiệu quả để triển khai kế hoạch kinh doanh mở cửa hàng quần áo từ A đến Z tối ưu nhất.

Kế hoạch kinh doanh quần áo từ A đến Z giúp kinh doanh hiệu quả (P1)
5 (100%) 2 votes

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!