6 điều cần lưu ý dành cho người đang chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh

6 điều cần lưu ý dành cho người đang chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh

Bởi admin   -  24/09/2019
6 điều cần lưu ý dành cho người đang chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh
5 (100%) 3 votes

Khởi nghiệp kinh doanh là một quá trình dài đòi hỏi người khởi nghiệp phải kiên trì và có định hướng đúng đắn. Cùng khám phá 6 điều cần lưu ý đối với người chuẩn bị khởi nghiệp hay đang ấp ủ đự dịnh khởi nghiệp kinh doanh ở thời điểm hiện tại.

Quá trình khởi nghiệp là quá trình bao gồm rất nhiều công việc, đặc biệt là khi bạn đang chuẩn bị khởi nghiệp như tìm kiếm ý tưởng kinh doanh, tìm người đồng hành, chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh, lựa chọn các kênh để tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó là chuẩn bị tâm lý cho việc khởi nghiệp, cho việc đương đầu với các khó khăn, thử thách khi khởi nghiệp kinh doanh.

Nhằm giúp các chủ cửa hàng, doanh nghiệp chuẩn bị cho việc khởi nghiệp hiệu quả, dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ một số điều quan trọng cần lưu ý khi sắp triển khai ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh dựa trên kinh nghiệm của rất nhiều người từng khởi nghiệp trước đây.

1. Triển khai công việc càng sớm càng tốt

Khi khởi nghiệp, đừng đắn đo hay băn khoăn bạn phải đối mặt với điều gì bởi đôi khi điều đó khiến bạn đánh mất đi cơ hội của chính mình. Tốt nhất nên bắt tay vào công việc ngay lập tức để có thể ra mắt sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng càng nhanh càng tốt và để chính thức bước vào công việc khởi nghiệp kinh doanh thay vì phí phạm thời gian vào việc đắn đo là mình có nên khởi nghiệp hay không. Bởi chỉ có hành động mới có thể mang lại kết quả.

Các lưu ý khi khởi nghiệp kinh doanh

Chỉ có hành động ngay thì bạn mới có cơ hội biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.

Chính vì vậy, khi ấp ủ ý tưởng kinh doanh, bạn nên bắt đầu triển khai ngay thay vì việc chờ đợi. Thật sai lầm khi bạn cho rằng phải có đầy đủ các yếu tố tốt nhất thì mới bắt đầu khởi nghiệp. Việc khởi nghiệp giống như nuôi trồng một cái cây mà đôi khi chúng ta chỉ thực sự biết cách chăm sóc nó tốt nhất khi bắt tay vào thực hiện vun trồng. Thậm chí kể cả khi gặp thất bại bởi đằng sau thất bại cho chúng ta kinh nghiệm và bài học để thành công.

Xem thêm 8 ý tưởng kinh doanh hay và độc đáo nhất năm 2019

2. Chuẩn bị tinh thần tốt cho việc khởi nghiệp kinh doanh

Bên cạnh việc triển khai công việc sớm thì một yếu tố quan trọng khi bạn bắt đầu việc khởi nghiệp các ý tưởng kinh doanh của mình đó chính là chuẩn bị tinh thần tốt. Bởi không ít các chủ shop, chủ doanh nghiệp thất bại chỉ vì đánh mất tinh thần, đánh mất động lực sau một thời gian kinh doanh không hiệu quả. Thay vì tìm con đường để giải quyết khó khăn thì họ lại sợ sệt thất bại và để mọi thứ càng ngày càng trôi vào khủng hoảng.

Khởi nghiệp kinh doanh cần tinh thần kiên định rất lớn, bạn phải có sự kiên trì, có ý chí đương đầu với mọi khó khăn phía trước. Phải xác định rằng đó không phải việc đơn giản, bạn có thể mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc, ngay cả khi bạn bị mất tinh thần. Chỉ cần không bỏ cuộc, bạn hoàn toàn có thể tìm được lối đi cho công việc kinh doanh của mình. Tinh thần và sự kiên định chính là hành trang không thể thiếu đối với người khởi nghiệp kinh doanh.

3. Tìm người đồng hành khởi nghiệp kinh doanh phù hợp nhất với bạn

Không ít các startup, các doanh nghiệp thất bại bởi nảy sinh bất đồng trong công ty hay mối quan hệ của nhân viên với sếp, của sếp với nhân viên không tốt. Đặc biệt là ở vị trí các founder (người sáng lập) hay cổ đông với nhau.

Một số lưu ý khi chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh

Người đồng hành đóng vai trò là các mắt xích quan trọng trong việc đưa doanh nghiệp khởi nghiệp vươn xa.

Do đó muốn tiến xa khi khởi nghiệp kinh doanh thì một yếu tố không thể thiếu được đó chính là phải tìm kiếm người đồng hành phù hợp. Muốn đi nhanh bạn có thể đi một mình nhưng muốn đi xa phải đi cùng nhau. Người đồng hành cùng bạn chính là các mắt xích không thể thiếu trong doanh nghiệp giúp con tàu khởi nghiệp của bạn di chuyển và vận hành. Và sự thấu hiểu, tinh thần đồng lòng vì mục tiêu chung và vai trò trong công việc của các người đồng hành chính là chìa khóa thành công của một công ty khởi nghiệp.

4. Thấu hiểu khách hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo

Khách hàng luôn là trọng tâm của mọi dịch vụ, mọi sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay khởi nghiệp. Chính vì vậy, khi khởi nghiệp kinh doanh, bạn phải luôn quan tâm và chú trọng đến việc thấu hiểu khách hàng. Bạn có thể hình dung giá trị một công ty khởi nghiệp tạo ra như một đồ thị hình sin, bạn càng thấu hiểu khách hàng, càng đáp ứng tốt nhu cầu của họ thì bạn càng gặt hái được nhều lợi nhuận.

Thấu hiểu khách hàng chính là mấu chốt của việc thu hút khách hàng đến với bạn thay vì lựa chọn một công ty hay doanh nghiệp đối thủ khác. Càng hiểu họ bao nhiêu, bạn càng có khả năng khiến họ phải móc hầu bao chi tiền cho sản phẩm, dịch vụ của bạn và mang đến cho họ sự hài lòng thực sự.

Thấu hiểu khách hàng chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp của bạn thành công đồng thời giải quyết tốt nhu cầu của khách hàng.

Trong khoa học, phần khó nhất không phải là trả lời các câu hỏi mà là cách bạn đặt câu hỏi như thế nào. Và trong khởi nghiệp kinh doanh, phần khó nhất chính là hiểu khách hàng và cung cấp thứ mà thị trường đang thiếu. Bạn càng hiểu khách hàng của bạn thì bạn càng thực hiện điều đó tốt hơn. Đó là lý do tại sao có rất nhiều các công ty thành công lại bắt đầu từ việc hiện thực hóa nhu cầu thực tế của phân khúc khách hàng họ hướng tới.

Bên cạnh việc thấu hiểu khách hàng, khi khởi nghiệp kinh doanh một yếu tố quan trọng khác bạn cần chú ý đó chính là cung cấp dịch vụ khách hàng chu đáo. Việc thấu hiểu khách hàng giúp cho khách hàng đến với bạn còn khiến họ ở lại với bạn lâu dài thì doanh nghiệp của bạn không thể bỏ qua khâu chăm sóc khách hàng.

Rất nhiều công ty cung cấp cho các dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tệ và đó là nguyên nhân khiến khách hàng rời bỏ sản phẩm, dịch vụ. Trong giai đoạn đầu của khởi nghiệp, nếu bạn cung cấp một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt thì đó chính là yếu tố để bạn có thêm thật nhiều khách hàng sau này bởi khách hàng chính là người giới thiệu thêm khách hàng mới cho bạn.

5. Tiết kiệm chi phí và cân đối thu chi phù hợp

Tài chính luôn là vấn đề của mọi doanh nghiệp khởi nghiệp bởi rất nhiều doanh nghiệp phá sản hay dừng hoạt động chỉ bởi không đủ tài chính và nguồn vốn để tiếp tục duy trì hoạt động hay thúc đẩy kinh doanh.

Đa phần công ty khởi nghiệp thất bại trước khi tạo ra được thứ mà mọi người muốn, và con đường thất bại phổ biến là cạn kiệt tài chính. Vì vậy tiết kiệm chi phí là cách để bạn có thể giúp doanh nghiệp của mình có thể có vốn để duy trì, giảm thiểu các thứ chi tiêu không cần thiết và cố gắng cân đối tốt nhất với nguồn thu.

Tiết kiệm tài chính giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.

Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp cần có sự am hiểu về tài chính, cần có CFO tư vấn hoặc thuê kế toán riêng, dịch vụ kế toán để quản lý việc thu chi hiệu quả. Ngoài ra phải xây dựng ý thức tiết kiệm của nhân viên trở thành văn hóa công ty. Văn hóa chi tiêu tiết kiệm có thể giúp cho công ty của bạn được tồn tại lâu dài, giống như cách rèn luyện thể thao hàng ngày làm cho con người trẻ lâu.

6. Đừng bỏ qua Marketing Online khi khởi nghiệp kinh doanh

Rất nhiều doanh nghiệp mới khởi nghiệp quan niệm rằng giai đoạn đầu không cần phải quảng bá cho doanh nghiệp, không cần phải có website hay làm Marketing mà chủ yếu tập trung vào quan hệ hay bán sản phẩm, dịch vụ theo cách truyền thống. Nhưng trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay thì đó thực sự là một sai lầm. Bởi doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được nếu không làm Marketing.

Để kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần đầu tư và lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp.

Marketing chính là cách để quảng bá doanh nghiệp của bạn đến với đông đảo khách hàng tiềm năng thông qua thiết kế website, SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), quảng cáo Google Adwords, Facebook Marketing, Zalo Marketing hay Email Marketing. Tuy nhiên, Marketing chỉ mang lại hiệu quả khi bạn chọn kênh Marketing phù hợp với sản phẩm, dịch vụ đang khởi nghiệp kinh doanh đồng thời có kế hoạch triển khai phù hợp với ngân sách của công ty. Nếu công ty còn nhỏ, bạn có thể sử dụng ngân sách Marketing nhỏ và chọn các kênh ít ngân sách tuy nhiên đừng bao giờ cho rằng Marketing là không cần thiết với một doanh nghiệp mới khởi nghiệp kinh doanh.

Xem thêm Đánh giá 10 kênh Marketing Online hiệu quả nhất hiện nay

Trên đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ một số điều cần lưu ý đối với người đang chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh, hi vọng rằng có thể giúp bạn có thêm định hướng khi khởi nghiệp kinh doanh và hạn chế các sai lầm khi bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các bài viết khác về chủ đề khởi nghiệp kinh doanh của chúng tôi để có thể triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả. Chúc bạn thành công.

 

6 điều cần lưu ý dành cho người đang chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh
5 (100%) 3 votes

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!