Mở cửa hàng giày dép luôn là một trong số các ý tưởng kinh doanh nổi bật đồng thời giúp các chủ cửa hàng gặt hái thành công hiệu quả. Cùng khám phá một số kinh nghiệm mở shop giày dép thành công cho người mới bắt đầu kinh doanh.
Khởi nghiệp kinh doanh không hề đơn giản, đặc biệt với người chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh thì việc lựa chọn mặt hàng gì để kinh doanh hay lấy hàng ở đâu là điều mà nhiều chủ cửa hàng còn băn khoăn. Trong số các ý tưởng kinh doanh nổi bật hiện nay, thì ý tưởng kinh doanh giày dép được xem là ý tưởng kinh doanh được khá nhiều người áp dụng bởi nhu cầu cao của thị trường, nguồn hàng đa dạng phong phú đồng thời có thể mang lại lợi nhuận lớn khi kinh doanh.
Mở cửa hàng giày dép là một ý tưởng kinh doanh nổi bật hiện nay nhờ nhu cầu cao của thị trường và lợi nhuận kinh doanh lớn.
Nếu bạn đang có ý định mở shop giày dép thì dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ một số kinh nghiệm mở shop giày dép hiệu quả giúp bạn gặt hái thành công và giảm thiểu các rủi ro khi kinh doanh mặt hàng giày dép ở thời điểm hiện nay.
Mặc dù kinh doanh giày dép là một trong số các ý tưởng kinh doanh hot nhất ở thời điểm hiện tại với rất nhiều cơ hội và tiềm năng thành công tuy nhiên có không ít khó khăn khi kinh doanh. Với kinh nghiệm mở shop giày dép, nhiều chủ cửa hàng chia sẻ một số vấn đề thường gặp phải trong quá trình kinh doanh giúp bạn có thể xác định được các khó khăn có thể gặp phải khi kinh doanh mặt hàng giày dép trên thương trường cạnh tranh khốc liệt như hiện tại. Cùng tìm hiểu các khó khăn thường gặp khi mở shop kinh doanh giày dép.
– Thị trường cạnh tranh lớn, ngày càng có nhiều shop kinh doanh giày dép mọc lên, chưa kể các shop giày dép online.
– Không nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng về kiểu dáng, màu sắc hay chủng loại giày dép khiến cho các mặt hàng giày dép nhập về khó bán, tình trạng tồn hàng cao.
– Không có nhiều vốn để khởi nghiệp kinh doanh hay nhập hàng số lượng lớn, do nhập số lượng ít nên giá nhập hàng cao, không có nhiều lợi nhuận đồng thời khó cạnh tranh về giá bán so với các cửa hàng khác.
– Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh chất lượng, mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp nguồn hàng giày dép tuy nhiên để tìm một mối lấy hàng chất lượng, giá rẻ với người mới kinh doanh tương đối vất vả.
– Không tìm được nguồn hàng kinh doanh đa dạng, phụ thuộc vào một nguồn hàng hoặc nhập hàng kém chất lượng về bán khiến cho hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng.
– Thường xuyên gặp tình trạng tồn hàng, phải gánh thêm chi phí quản lý hàng tồn kho hay không biết cách thanh lý các hàng tồn này.
– Không biết xây dựng kế hoạch Marketing quảng bá shop kinh doanh giày dép và thu hút khách hàng hiệu quả khiến cho tình trạng kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
– Địa điểm kinh doanh không phù hợp, ít khách hàng ghé qua shop mua hàng gây tốn kém chi phí thuê mặt bằng kinh doanh nhưng không mang lại hiệu quả.
Mặc dù là ngành nghề kinh doanh nổi bật và mang lại cơ hội thành công lớn tuy nhiên kinh doanh giày dép còn tiềm ẩn một số rủi ro trong kinh doanh nếu không có kinh nghiệm.
Ngoài ra còn rất nhiều khó khăn khác mà các chủ cửa hàng kinh doanh giày dép có thể gặp phải theo kinh nghiệm mở shop giày dép của nhiều chủ cửa hàng từng khởi nghiệp kinh doanh với mặt hàng này. Đặc biệt với người mới kinh doanh khi chưa có nhiều kinh nghiệm thì khó khăn gặp phải càng lớn và khó xử lý. Đây thực sự bài toán khó và trăn trở của nhiều chủ cửa hàng muốn khởi nghiệp kinh doanh giày dép hiện nay.
Để kinh doanh mặt hàng giày dép hiệu quả, các chủ cửa hàng kinh doanh cần phải nắm được các kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép và kinh doanh giày dép giúp giải quyết các vấn đề khó khăn trong kinh doanh một cách nhanh chóng đồng thời có định hướng kinh doanh đúng đắn. Dưới đây là một số mẹo kinh doanh mở shop giày dép cho người mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.
Địa điểm bán hàng hay mặt bằng kinh doanh là một trong số các yếu tố quan trọng hàng đầu khi kinh doanh mở cửa hàng giày dép bởi nó tác động trực tiếp đến việc thu hút khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi cửa hàng chưa được nhiều khách hàng biết đến. Để có được lượng khách hàng ghé thăm shop giày dép thường xuyên, bạn nên chọn địa điểm kinh doanh ở các khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại đồng thời phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến, ví dụ kinh doanh giày dép hướng tới đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thì nên bán ở các khu vực gần các trường Đại học, Cao đẳng, khu đông sinh viên thuê trọ hay các chợ sinh viên còn nếu bán cho đối tượng khách hàng là người lao động phổ thông thì nên bán ở các khu vực gần các khu công nghiệp hay kinh doanh hướng tới dân công sở thì phải bán ở các khu vực gần các tòa nhà văn phòng.
Để kinh doanh giày dép hiệu quả, bạn nên thuê mặt bằng kinh doanh ở khu đông dân, người qua lại lớn đồng thời phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm mở shop giày dép đó chính là nên thuê mặt bằng kinh doanh có nơi để xe thoải mái, thuận tiện cho khách hàng ghé thăm cửa hàng bởi khách hàng rất ngại ghé thăm cửa hàng nếu không có nơi để xe. Ngoài ra, bạn còn có thể thuê địa điểm kinh doanh ở các tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng giày dép và đồ thời trang theo kiểu buôn có bạn, bán có phường bởi lượng khách hàng tiềm năng ghé qua các khu vực này thường rất lớn, nếu có chính sách bán hàng hợp lý cùng thái độ phục vụ tốt, bạn hoàn toàn có thể thu hút khách hàng và kinh doanh giày dép thành công.
Đối với các shop bán hàng giày dép thì việc duy trì nguồn hàng kinh doanh chất lượng với các mặt hàng giày dép thu hút và kiểu dáng đa dạng, phong phú cho khách hàng lựa chọn là điều mà các chủ cửa hàng cần hết sức lưu ý. Trong đó, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo có một lượng hàng nhất định tại cửa hàng để khách hàng có thể thoải mái ướm thử trước khi mua hàng đồng thời phải thường xuyên cập nhật các kiểu dáng mới đa dạng đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm mở shop giày dép đối với việc tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh thì dưới đây là một số bí quyết lấy hàng giày dép chất lượng và phù hợp nhất.
Nguồn hàng giày dép trên thị trường hiện nay tương đối đa dạng, bạn nên cập nhật các kiểu dáng mới thường xuyên để bắt kịp nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
– Việc nhập hàng giày dép kinh doanh phụ thuộc vào định hướng kinh doanh và đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới khi mở shop giày dép ví dụ đối với đối tượng khách hàng là sinh viên, người lao động bình dân thì có thể bán các mặt hàng giày dép Trung Quốc, đối với khách hàng tầm trung thì nên bán giày dép VNXK hoặc giày dép của các xưởng gia công, các thương hiệu giày dép trong nước còn đối với khách hàng hạng sang thì nên lấy hàng giày dép của các thương hiệu lớn hay giày dép hàng hiệu để kinh doanh.
– Kinh nghiệm mở shop giày dép hiệu quả đó là bạn nên tìm nhập hàng giày dép từ các địa chỉ cung cấp giày dép uy tín với các chính sách đổi trả hàng tồn kho, chính sách vận chuyển hay chính sách chăm sóc khách mua buôn tốt. Chẳng hạn muốn nhập hàng giày dép VNXK, bạn có thể tìm đến một số xưởng giày dép chuyên kinh doanh giày dép VNXK như Xưởng giày thuộc Công Ty TNHH An Thái Minh có kho tại địa chỉ số 111 Định Công, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai (Hà Nội), Xưởng giày gia công Việt Hải tại số 28 – 389/17 Cầu Giấy (Hà Nội), Xưởng giày gia công của Công ty Cổ phần thời trang Mai Nguyên ở số 144 Lương Ngọc Quyến, Phường 5, Quận Gò Vấp (TPHCM) hay tìm kiếm một số xưởng giày khác trên Google hay Facebook để nhập hàng. Việc có một nguồn hàng chất lượng với giá bán và chính sách tốt là nền tảng giúp bạn kinh doanh thành công và giảm thiểu các rủi ro hay lo lắng khi tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh.
– Khi tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh giày dép, kinh nghiệm mở shop giày dép đó là bạn nên khảo sát thị trường trước khi nhập hàng đồng thời nên đa dạng nguồn hàng để có thể đảm bảo được giá cả phải chăng đồng thời kiểu dáng, chủng loại đa dạng phù hợp với nhu cầu của các khách hàng khác nhau. Nguồn hàng kinh doanh giày dép cho các chủ shop giày dép hiện nay tương đối phong phú, bao gồm nguồn hàng từ các chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (Hà Nội, chợ Tân Bình, chợ An Đông (TPHCM), các chợ cửa khẩu như chợ Móng Cái (Quảng Ninh), chợ Tân Thanh (Lạng Sơn), các xưởng gia công giày dép, các làng nghề giày dép, các đại lý, cửa hàng bán sỉ giày dép số lượng lớn hoặc thậm chí là đi đánh hàng giày dép Quảng Châu hay Thái Lan phục vụ công việc kinh doanh.
Khi mở shop giày dép kinh doanh, vấn đề giá cả luôn là một yếu tố cạnh tranh của các cửa hàng giày dép với nhau đồng thời là một yếu tố giúp thu hút khách hàng hiệu quả. Trừ các mặt hàng giày dép cao cấp, khách hàng không thực sự nhạy cảm về giá còn nếu kinh doanh các sản phẩm giày dép bình dân không có sự khác biệt nhiều về sản phẩm so với các cửa hàng khác thì sự khác biệt giá cả là một trong số các yếu tố chính để khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng. Chính vì vậy, bạn nên khảo sát giá cả của các cửa hàng khác đối với mặt hàng giày dép để đưa ra mức giá bán phù hợp đồng thời liên tục cập nhật tình hình giá cả thị trường, nắm bắt nhanh các chiêu thức khuyến mại từ phía các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh chiến lược kinh doanh và giá bán phù hợp giúp bán được nhiều hàng và gặt hái lợi nhuận kinh doanh tốt nhất.
Giá bán sản phẩm giày dép là một trong số các ưu thế cạnh tranh so với các cửa hàng giày dép khác nên bạn cần có chính sách định giá hợp lý và phù hợp cho từng sản phẩm kinh doanh.
Kinh nghiệm mở shop giày dép đối với vấn đề định giá sản phẩm đó chính là bạn nên định giá dựa trên mức giá bán phổ biến của thị trường, mức giá nhập hàng cân đối với lợi nhuận, thị hiếu và mức độ thu hút của sản phẩm đối với khách hàng hya vòng đời của sản phẩm bởi các mặt hàng đang bán chạy thì bạn hoàn toàn có thể đẩy giá cao lên tuy nhiên với hàng tồn thì cần các chính sách giảm giá bán sale off để đẩy hàng nhanh.
Khi kinh doanh mặt hàng giày dép, đặc biệt đối với việc mở shop giày dép thì việc tiếp thị và quảng bá cửa hàng để nhiều khách hàng biết đến là một vấn đề mà bạn không nên bỏ qua. Để tiếp thị và quảng bá cửa hàng hiệu quả, bạn nên chuẩn bị trước một kế hoạch Marketing để thu hút khách hàng tiềm năng ngay từ giai đoạn trước khi mở cửa hàng ví dụ như chương trình khuyến mại nhân sự kiện khai trương cửa hàng, phát tờ rơi, mở nhạc phía trước cửa hàng, xây dựng các chương trình giảm giá hay tặng quà cho khách hàng.
Để thu hút khách hàng tiềm năng và quảng bá cửa hàng hiệu quả, bạn không nên bỏ qua các chiến lược Marketing và xây dựng các chương trình khuyến mại hướng tới khách hàng.
Ngoài ra kinh nghiệm mở shop giày dép đó là bạn nên kết hợp với các kênh bán hàng online để gia tăng hiệu quả như tạo Fanpage bán hàng và chạy quảng cáo Facebook, xây dựng website bán hàng giày dép, quảng cáo cửa hàng trên các Group, Forum hay bán hàng trên Zalo hoặc các sàn TMĐT như Shopee, Lazada hay Sendo để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, cần có các chính sách giao hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm phù hợp để tạo nên sự khác biệt và ghi điểm trong mắt khách hàng so với các cửa hàng kinh doanh giày dép khác.
Trên đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ một số kinh nghiệm mở shop giày dép và kinh doanh giày dép hiệu quả cho người mới bắt đầu. Hi vọng rằng các bí quyết và mẹo mở cửa hàng giày dép trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh ban đầu đồng thời xây dựng được kế hoạch kinh doanh giày dép hiệu quả. Chúc bạn thành công !
Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!