Lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo nhanh chóng chỉ với 3 bước

Lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo nhanh chóng chỉ với 3 bước

Bởi admin   -  13/11/2017
Lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo nhanh chóng chỉ với 3 bước
5 (100%) 1 vote

Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng bạn cần phải chuẩn bị trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Cùng tìm hiểu các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo giúp bạn khởi nghiệp kinh doanh thành công.


Lập kế hoạch kinh doanh
là điều mà các cửa hàng kinh doanh cần phải thực hiện khi kinh doanh hiện nay dù theo phương thức kinh doanh truyền thống hay kinh doanh online. Sau khi có ý tưởng kinh doanh, bạn cần phải nghiên cứu và xây dựng nó thành một kế hoạch để có thể có định hướng các bước đi đúng đắn trong quá trình kinh doanh khởi nghiệp. Một bản kinh doanh hoàn hảo không chỉ giúp bạn nhìn nhận và đánh giá về tính khả thi và các nguồn lực đáp ứng ý tưởng kinh doanh mà bạn chuẩn bị theo đuổi mà còn đưa ra được các bước cụ thể định hướng các hành động thực tế đồng thời đo lường, điều chỉnh hiệu quả kinh doanh trong suốt quá trình khởi nghiệp từ giai đoạn ban đầu đến khi gặt hái thành quả. Nếu bạn chưa biết cách lập kế hoạch kinh doanh như thế nào thì các gợi ý của Thế Hệ Khởi Nghiệp dưới đây có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả chỉ với 3 bước đơn giản.

 

Lập kế hoạch kinh doanh là gì ?


Hiểu một cách đơn giản lập kế hoạch kinh doanh là xây dựng kế hoạch mô tả chi tiết công việc kinh doanh của một cửa hàng hay một doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Nó giúp đánh giá thị trường và nguồn lực cần thiết cho công việc kinh doanh, xác lập mục tiêu kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh đồng thời tìm kiếm các triển vọng kinh doanh để có thể gặt hái thành công trong tương lai.

 

Lập kế hoạch kinh doanh với 3 bước


Lập kế hoạch kinh doanh là nhu cầu thực sự cần thiết trong quá trình kinh doanh đồng thời đóng vai trò nền tảng trong việc hoạch định mục tiêu, chiến lược và các hoạt động kinh doanh cụ thể.

 

Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh ?

 

Bản kế hoạch kinh doanh là một công cụ quan trọng đóng vai trò làm nền tảng giúp bạn có thể kinh doanh khởi nghiệp thành công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Có một câu nói nổi tiếng của B.Franklin đó là Thất bại trong chuẩn bị chính là chuẩn bị cho thất bại, câu nói này có thể bao trùm được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh trong quá trình khởi nghiệp. Kể cả khi bạn có ý tưởng kinh doanh hoàn hảo thì nếu không lập kế hoạch chi tiết cho công việc kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể nhận thất bại nặng nề. Dưới đây là mục đích của việc lập kế hoạch kinh đoanh đi cùng các lợi ích mà nó mang lại.

 

Lập kế hoạch giúp bạn xác định mức độ khả thi của ý tưởng kinh doanh

 

Lập kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng đầu tiên giúp bạn xác định mức độ khả thi của ý tưởng kinh doanh trước khi bắt tay vào thực hiện công việc. Với việc viết ra được một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn có thể xem xét ý tưởng kinh doanh có thực sự khả thi không, cần tối ưu gì thêm cho ý tưởng và công việc kinh doanh đồng thời dự đoán và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn có thể phác họa được bức tranh toàn cảnh về phân khúc thị trường, quy mô thị trường, mức độ cạnh tranh của các đối thủ hay chân dung khách hàng để từ đó có các định hướng phù hợp với công việc kinh doanh theo từng giai đoạn.

 

Ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh


Lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn xác định được mức độ khả thi của ý tưởng kinh doanh từ đó xây dựng được ý tướng kinh doanh đúng đắn đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

 

Lập kế hoạch giúp đo lường các nguồn lực trong quá trình kinh doanh

 

Không chỉ giúp bạn xác định được mức độ khả thi của ý tưởng kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh còn đo lường và tối ưu các nguồn lực trong quá trình kinh doanh khởi nghiệp giúp bạn biết chính xác các nguồn lực cần thiết cho công việc kinh doanh như nguồn lực tài chính – vốn, nguồn lực nhân sự hay nguồn lực công nghệ. Đi cùng với đó là xác định điểm mạnh, điểm yếu của cửa hàng, doanh nghiệp của bạn trước khi thực hiện công việc kinh doanh, tối ưu các nguồn lực cần thiết phục vụ kinh doanh.

 

Lập kế hoạch kinh doanh giúp quản lý hiệu quả công việc kinh doanh

 

Lập kế hoạch trước khi khởi nghiệp kinh doanh còn giúp bạn quản lý hiệu quả công việc kinh doanh nhờ đưa ra được các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược vạch ra trong quá trình kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh có thể không hoàn hảo ngay đầu tiên nhưng bạn có thể điều chỉnh trong quá trình kinh doanh. Điều quan trọng nhất đó chính là kế hoạch kinh doanh giúp cho bạn có thể nắm được chi tiết các công việc cần thực hiện đồng thời tạo dựng nền tảng để đánh giá hiệu quả công việc, hiệu quả của các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp trong từng giai đoạn đồng thời tối ưu thời gian, công sức và nguồn lực quản lý.

 

Lập kế hoạch giúp gia tăng cơ hội và khả năng thành công trong kinh doanh

 

Nhờ việc xác định được mục tiêu kinh doanh, lộ trình kinh doanh cụ thể đi cùng với đó là các ưu thế và lường trước khó khăn trong kinh doanh nên cửa hàng, doanh nghiệp của bạn có thể xác định được cách đi đúng hướng đồng thời gặt hái thành công trong kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh chu đáo, tỉ mỉ là một trong số các công cụ giá trị nhất giúp cửa hàng, doanh nghiệp của bạn đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bởi nó đóng vai trò là một chiếc la bàn giúp bạn bám sát hoạt động kinh doanh đồng thời xác định các thử thách, rủi ro xảy ra trước khi nó trở nên quá muộn. Nói cách khác, lập kế hoạch kinh doanh có thể giúp bạn gia tăng khả năng thành công trong kinh doanh đồng thời hạn chế các thất bại.

 

Lập kế hoạch kinh doanh giúp thuyết phục và thu hút các nhà đầu tư

 

Kế hoạch kinh doanh còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn vào cửa hàng hay doanh nghiệp của bạn hay dùng để vay vốn ngân hàng, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác khác trên thị trường. Với một bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, chắc chắn mang lại niềm tin dành cho các nhà đầu tư, góp phần quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư đồng thời tạo lợi thế khi đàm phán hợp đồng bởi trước khi bắt đầu đầu tư vào một cửa hàng hay doanh nghiệp, chắc chắn các nhà đầu tư cần phải biết chính xác kế hoạch kinh doanh, mục tiêu, định hướng và chiến lược kinh doanh cụ thể của cửa hàng hay doanh nghiệp đó như thế nào.

 

Lập kế hoạch kinh doanh đầu tư


Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết còn là cơ hội để thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn cho ý tưởng kinh doanh của bạn.

 

Các nội dung cần thiết của một bản kế hoạch kinh doanh

 

Một bản kế hoạch kinh doanh thường bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau định hướng toàn bộ quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Dưới đây là một số nội dung cần thiết nhất khi lập kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng, doanh nghiệp của bạn trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

 

1. Ý tưởng kinh doanh

 

Ý tưởng kinh doanh là điều bạn cần xác định ngay khi kinh doanh bởi ý tưởng được xem là yếu tố nền tảng giúp bạn biết được chính xác mặt hàng, dịch vụ hay ngành nghề nào bạn đang có ý định kinh doanh. Ý tưởng đó có gì khác biệt so với các ý tưởng kinh doanh khác trên thị trường hay không đồng thời có sự khả thi hoặc tiềm năng để phát triển trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay.

 

2. Mục tiêu và thành quả kinh doanh

 

Sau khi xác định được ý tưởng kinh doanh, bạn phải xây dựng được tổng quan mục tiêu và thành quả kinh doanh hướng đến trong đó bao gồm mục tiêu về tiền bạc, kinh nghiệm, thời gian,…Đồng thời lên kế hoạch đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh ví dụ như phần trăm thị phần, số lượng nhân viên, tổng doanh thu kinh doanh, lợi nhuận dòng đạt được. Đi cùng với đó là khoảng thời gian để đạt được mục tiêu và thành quả đó có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hay 3 năm.

 

Lập kế hoạch kinh doanh theo mục tiêu


Mục tiêu kinh doanh nên xây dựng theo nguyên lý SMART để có thể gặt hái thành công trong kinh doanh khi lập kế hoạch kinh doanh.

 

Một cách xác định mục tiêu kinh doanh khi lập kế hoạch kinh doanh được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là nguyên lý SMART (Thông minh), trong đó bao gồm S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (Có khả năng đo lường được), A là Achievable (Có khả năng đạt được), R là Realistic (Có tính thực tế) và T là Timely (Có thời hạn cụ thể).

 

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường

 

Bước nghiên cứu và phân tích thị trường là một bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh bởi nó tác động cụ thể đến hiệu quả kinh doanh trong tương lai. Nghiên cứu thị trường bao gồm các bước nghiên cứu thị hiếu của khách hàng, nghiên cứu tiềm năng của thị trường ở hiện tại và tương lai, nghiên cứu quy mô thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,…để từ đó có các chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp. Nếu bạn không có chuyên môn trong việc nghiên cứu và phân tích thị trường, có thể thuê các bên chuyên tư vấn cung cấp số liệu nghiên cứu thị trường cho các cửa hàng, doanh nghiệp.

 

4. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

 

Khi lập kế hoạch kinh doanh thì việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ hay còn gọi gọi là SWOT (Strengs – Weaknesses – Opportunities – Threats) là một yếu tố không thể thiếu được. Bạn phải biết điểm mạnh hay điểm yếu của mình là gì để có thể xây dựng mục tiêu và kế hoạch kinh doanh đúng đắn, phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của cửa hàng, doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ khi kinh doanh. Trong khi đó, việc phân tích cơ hội và nguy cơ chính là cách giúp bạn hiểu biết hơn về thị trường, các cơ hội và rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh, từ đó lựa chọn được hướng kinh doanh phù hợp đồng thời dự đoán các thách thức có thể đe dọa đến sự thành công của ý tưởng kinh doanh để lên kế hoạch đối mặt với các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh.

 

5. Xác định mô hình tổ chức kinh doanh

 

Bước tiếp theo trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh đó là bạn phải xác lập mô hình kinh doanh phù hợp với cửa hàng, doanh nghiệp. Từng loại hình kinh doanh khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, công ty TNHH,…đều có các lợi thế và hạn chế riêng, do đó bạn nên cân nhắc loại hình phù hợp trước khi quyết định đăng ký kinh doanh để có thể phát huy hết tiềm năng của cửa hàng, doanh nghiệp khi kinh doanh đồng thời hoàn thiện hồ sơ thủ tục, pháp lý khi kinh doanh.

 

6. Lên kế hoạch nhân sự và quản lý nhân sự

 

Khi lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn cần phải có kế hoạch nhân sự và quản lý nhân sự bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên cùng với trình độ, kỹ năng của họ. Ngoài ra, phải có sự phân quyền và phân công công việc cụ thể, có kế hoạch đào tạo và phát triển quản lý, nhân viên phục vụ cho mục tiêu kinh doanh đồng thời có mục tiêu riêng đối với các phòng ban, bộ phận riêng biệt.

 

7. Lên kế hoạch Marketing

 

Marketing tiếp thị sản phẩm, dịch vụ là một trong số các công việc quan trọng mà các cửa hàng, doanh nghiệp cần thực hiện trong hoạt động kinh doanh để mang lại hiệu quả. Chính vì vậy trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần xây dựng được chiến lược Marketing cụ thể để lôi kéo khách hàng và chăm sóc các khách hàng từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Dù cho sản phẩm của bạn có tốt đến đâu nhưng không được khách hàng biết đến thì đó thực sự là một sản phẩm thất bại. Khi lên kế hoạch Marketing, bạn cần nhớ ba nguyên tắc cơ bản đó là Segment (Phân loại khách hàng), Target (Lựa chọn đối tượng khách hàng hướng đến) và Position (Xác định vị thế tương lai và mong muốn khách hàng nhìn nhận thế nào về cửa hàng, doanh nghiệp của bạn). Khách hàng không chỉ là điểm xuất phát mà còn phải là điểm kết thúc cuối cùng của mọi hoạt động Marketing.

 

Lập kế hoạch kinh doanh Marketing


Kế hoạch Marketing đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công việc kinh doanh hướng tới tiếp cận đông đảo các đối tượng khách hàng tiềm năng.

 

8. Lên kế hoạch tài chính

 

Tài chính hay ngân sách là vấn đề mà mọi cửa hàng, doanh nghiệp đều cần quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và vận hành, thậm chí quyết định sự sống còn của cửa hàng, doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn phải xác định được nguồn tài chính nào phù hợp và đáp ứng được kế hoạch kinh doanh ví dụ như nguồn vốn tự túc, nguồn vốn vay hay nguồn vốn huy động đồng thời phải có kế hoạch sử dụng nó hợp lý. Ngoài ra, phải tiên đoán được các dòng tiền như thế nào, sự luân chuyển của đồng vốn thế nào, khi nào cân bằng thu chi, khi nào hoàn vốn,…

 

9. Lên kế hoạch thực hiện

 

Kế hoạch thực hiện bao gồm các hoạt động cụ thể để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra, trong đó các công việc càng chi tiết càng tốt. Không chỉ có vậy, bạn cần xác định các công việc ưu tiên, mốc thời gian thực hiện từng công việc để có thể đo lường được hiệu quả hoàn thành công việc. Có như vậy việc lập kế hoạch kinh doanh của bạn mới có thể thành công.

 

Các bước lập kế hoạch kinh doanh

 

Kế hoạch kinh doanh có thể có sự thay đổi và khác biệt tùy thuộc vào đặc thù của cửa hàng, doanh nghiệp hay ngành nghề cụ thể. Một bản kế hoạch kinh doanh cần thể hiện chi tiết các nội dung cần thiết thay vì một bản kế hoạch chung chung. Dưới đây, Thế Hệ Khởi Nghiệp giới thiệu 3 bước quan trọng để lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.

 

Bước 1 – Hiểu về công việc kinh doanh của bạn

 

Để có thể chuẩn bị xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về công việc kinh doanh, ngành nghề mà bạn tham gia. Để làm được việc này, đầu tiên bạn phải viết ra các ý tưởng kinh doanh cơ bản của mình, thu thập tất cả các số liệu bạn có thể có về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh, tập trung và sàng lọc ý tưởng trên cơ sở số liệu tổng hợp đồng thời phác họa chi tiết về mô hình kinh doanh của bạn.

 

Bước 2 – Xác định mục tiêu của kế hoạch

 

Kế hoạch kinh doanh có thể giúp bạn định hướng tầm nhìn cho hoạt động kinh doanh, nó giống như một chiếc la bàn giúp bạn xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh đúng hướng mang lại hiệu quả. Một bản kế hoạch kinh doanh không chỉ phục vụ cho lợi ích của bạn, giúp cửa hàng, doanh nghiệp của bạn kinh doanh hiệu quả hơn mà nó còn đặc biệt quan trọng khi bạn đang tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài. Vì vậy, bạn cần xác định mục tiêu của kế hoạch kinh doanh có bao gồm việc thu hút vốn từ ngân hàng hay hợp tác với các nhà đầu tư bên ngoài hay không.

 

Lập kế hoạch kinh doanh thu hút đầu tư


Mục tiêu khi lập kế hoạch kinh doanh có thể không đơn thuần là hoạch định chiến lược kinh doanh mà còn hướng đến việc thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường.

 

Nếu mục tiêu của kế hoạch kinh doanh của bạn hướng đến cả việc thu hút các nhà đầu tư, bạn cần phải tạo dựng được sự tín nhiệm, mang lại các hiểu biết chi tiết về mô hình kinh doanh, cơ hội và thách thức của thị trường đi cùng với đó là hướng xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của bạn, lợi nhuận họ có thể thu được nếu đầu tư cùng với bạn. Thông thường các nhà đầu tư thường mong muốn một tỷ suất lợi nhuận nhất định và bạn phải đảm bảo tỷ suất đó ít nhất phải tương đương với các cửa hàng hay doanh nghiệp khác cùng ngành.

 

Bước 3 – Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

 

Một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, đặc biệt khi cần hợp tác và thu hút vốn từ nhà đầu tư thường bao gồm các mục sau.

1. Mục lục

Mục lục là bảng liệt kê các phần chính trong kế hoạch kinh doanh của bạn đồng thời có thể chia thành các đề mục nhỏ được sắp xếp cụ thể và đánh số trang giúp người đọc có thể nghiên cứu kế hoạch kinh.

2. Tóm tắt kế hoạch kinh doanh

– Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp
– Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp.
– Điểm lại cơ hội.
– Tóm tắt thị trường.
– Mô tả ngắn gọn sản phẩm/dịch vụ.
– Sơ yếu lý lịch bộ phận quản lý doanh nghiệp.
– Nguồn vốn vận hành.

3. Giới thiệu doanh nghiệp

– Mô tả pháp lý.
– Lịch sử công ty.
– Thực trạng tình hình kinh doanh.
– Mục tiêu và định hướng tương lai.

4. Sản phẩm và dịch vụ

– Mô tả chi tiết sản phẩm, dịch vụ.
– Công nghệ sản xuất (hệ thống máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu,….)
– Hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
– Các vấn đề về giá cả, dịch vụ, sản xuất, bảo hành liên quan đến sản phẩm và dịch vụ.
– Lợi thế của sản phẩm hoặc dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh.
– Kế hoạch phát triển sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.

5. Phân tích ngành nghề kinh doanh

– Quy mô của ngành về doanh thu và số lượng công ty.
– Các đặc điểm của ngành như xu hướng tăng trưởng, đơn vị bán ra hay số lượng nhân công.
– Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng hoặc suy thoái của ngành trong ngắn hạn và dài hạn.
– Xu hướng sản phẩm, dịch vụ được ưa chuộng của ngành trong các năm trước.
– Dự đoán xu hướng phát triển của ngành trong các năm tiếp theo.
– Các rào cản chính khi gia tham gia ngành nghề kinh doanh.
– Các thủ tục pháp lý, chính sách của Nhà nước tác động đến ngành nghề kinh doanh.
– Tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong ngành của bạn.

6. Phân tích thị trường

– Mô tả tổng thể quy mô thị trường.
– Phân tích xu hướng, tốc độ tăng trưởng của thị trường.
– Phân tích cạnh tranh và dự báo thị phần.
– Tác động của công nghệ, quy định của chính phủ và nền kinh tế đến thị trường.
– Phân tích thị trường mục tiêu và mô tả chi tiết đối tượng khách hàng cụ thể hướng đến.

7. Phân tích cạnh tranh

– Liệt kê và mô tả các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường.
– Phân tích chính xác từng doanh nghiệp cạnh tranh.
– Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.
– Phân tích lợi thế riêng và các khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

8. Kế hoạch tiếp thị bán hàng

– Chiến lược bán hàng/phân phối.
– Chiến lược giá cả sản phẩm, dịch vụ.
– Xác định vị trí sản phẩm, dịch vụ.
– Chiến lược quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
– Quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
– Quan hệ công chúng (PR).
– Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Marketing trực tiếp.
– Chiến lược/kế hoạch xây dựng website.
– Các đối tác chính.
– Xác định ngân sách Marketing.

9. Bộ phận quản lý

– Sơ yếu lý lịch tóm tắt các cá nhân quản lý chủ chốt.
– Bảng bố trí nhân sự.
– Ban giám đốc.
– Ban tư vấn.
– Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp.

10. Dự thảo tài chính

– Tổng doanh số.
– Dự báo đơn vị sản phẩm/dịch vụ.
– Chi phí của sản phẩm, dịch vụ.
– Tổng lợi nhuận thu được.
– Chi phí nhân sự.
– Chi phí Marketing.
– Các chi phí khác (chi phí mặt bằng, chi phí điện thoại, chi phí hoa hồng,…)
– Các khoản thuế của Nhà nước.

11. Báo cáo tài chính

– Báo cáo thu nhập và các khoản chi tiêu chính.
– Phân tích dòng tiền mặt, sự vận động của nguồn vốn.
– Bản cân đối tài sản, cân đối kế toán và cân đối thu chi.

12. Phụ lục

Phần phụ lục bao gồm các thông tin đính kèm cần thiết khác (theo yêu cầu).

Trên đây là cách lập kế hoạch kinh doanh thành công chỉ với 3 bước, tùy theo mục đích và đối tượng sử dụng bản kế hoạch kinh doanh mà bạn có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh theo các hướng khác nhau, mặc dù vậy nên chú ý các mục quan trọng mà Thế Hệ Khởi Nghiệp gợi ý cho bạn ở trên. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn sử dụng để kêu gọi vốn đầu tư thì cần phân tích sâu dòng tiền của dự án, tổng nhu cầu vốn, điểm hòa vốn, mức doanh thu, phương án hợp tác ăn chia lợi nhuận, phương án rút lui hay thoái vốn. Nếu bạn cần một bản kế hoạch kinh doanh phục vụ cho việc xét duyệt kinh doanh từ các cơ quan môi trường hay cơ quan kiểm định chất lượng thì nên chú trọng vào yếu tố công nghệ của dự án, các yếu tố đảm bảo vệ sinh môi trường, các yếu tố liên quan đến cam kết chất lượng,….Tuy nhiên đa phần việc lập kế hoạch kinh doanh thường hướng đến xây dựng quy trình và xác định mục tiêu, hướng đi trong kinh doanh nên bạn cần phân tích sâu vào sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của thị trường cùng với đó là định hướng và các kế hoạch kinh doanh.

Lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo nhanh chóng chỉ với 3 bước
5 (100%) 1 vote

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!