Kinh doanh quán cà phê đang là một trong số các ngành nghề kinh doanh nổi bật và đầy tiềm năng ở thời điểm hiện nay. Cùng khám phá các kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê với số vốn từ 100 triệu đến 200 triệu đồng hiệu quả nhất.
Ở thời điểm hiện tại, kinh doanh quán cà phê là một trong số các ý tưởng kinh doanh được khá nhiều người lựa chọn khi có ý định khởi nghiệp kinh doanh bởi lợi nhuận cao, lượng khách hàng tiềm năng lớn đồng thời có thể lựa chọn nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, đi cùng với các ưu điểm mà kinh doanh quán cà phê mang lại thì còn không ít rủi ro cho các nhà đầu tư bởi vốn đầu tư ban đầu không phải con số nhỏ, bạn cần có sự đam mê để theo đuổi đến cùng đồng thời cân nhắc nghiêm túc trước khi quyết định mở quán cà phê. Nếu như bạn đang có trong tay khoảng 100 triệu đến 200 triệu đồng và có ý định kinh doanh quán cà phê nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu, thì dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê hiệu quả nhất.
Kinh doanh quán cà phê luôn là ý tưởng kinh doanh đầy sức hút với tiềm năng thị trường lớn đi cùng với lợi nhuận kinh doanh cao.
Trước khi kinh doanh quán cà phê thì bạn cần xác định phân khúc thị trường mà bạn muốn hướng đến. Trên thị trường cà phê hiện nay có ba phân khúc chính mà bạn có thể đánh vào đó chính là phân khúc bình dân, phân khúc trung bình và phân khúc cao cấp. Phân khúc cà phê bình dân là các quán nhỏ, quán cóc hoặc quán vỉa hè bán cho các đối tượng khách hàng bình dân với giá khoảng 5.000 VNĐ đến 10.000 VNĐ/ly cà phê đồng thời chỉ kinh doanh cà phê là chủ yếu. Phân khúc trung bình là phân khúc hướng tới đối tượng chính là khách hàng có thu nhập trung bình với giá khoảng 20.000 VNĐ đến 25.000 VNĐ/ly cà phê đồng thời bạn có thể kinh doanh các đồ uống khác như sinh tố, kem hay nước ép trái cây.
Tùy theo đối tượng khách hàng hướng đến mà bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh và phân khúc thị trường phù hợp cho quán cà phê.
Còn phân khúc cao cấp là phân khúc dành cho đối tượng khách hàng sang trọng hoặc muốn trải nghiệm không gian sang trọng của các quán cà phê, giá 1 ly cà phê ở các quán cà phê cao cấp có thể từ từ 35.000 VNĐ, 45.000 VNĐ, 50.000 VNĐ hoặc thậm chí cao hơn với các sản phẩm đa dạng như Cappuccino, Espresso, Latte với các mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, không gian các quán cà phê cao cấp cần tạo được sự sang trọng và khác biệt đối với khác hàng ví dụ như Highlands Coffe, Starbucks hay The Coffee House.
Để kinh doanh quán cà phê thành công và tạo được thương hiệu riêng trên thị trường, các bước đầu trong hoạt động kinh doanh bao gồm việc xác định mô hình, quy mô kinh doanh hay phong cách thiết kế quán cà phê đóng vai trò vô cùng quan trọng
– Đối tượng khách hàng tiềm năng ảnh hưởng đến số vốn kinh doanh quán cà phê của bạn bởi vì tùy theo đối tượng khách hàng khác nhau mà bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh và phân khúc thị trường khác nhau. Ví dụ nếu bạn chọn đối tượng khách hàng bình dân là học sinh, sinh viên, người lái xe, xe ôm, nhân viên văn phòng ở các khu vực vùng ven thì số vốn kinh doanh ít hơn so với việc đầu tư quán cà phê cho dân văn phòng ở các tòa nhà hay cư dân ở các khu chung cư cao cấp. Ngoài ra, sau khi xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng thì bạn có thể xây dựng phong cách quán và menu sao cho phù hợp nhất về các loại sản phẩm hay giá cả để phục vụ tốt nhất khách hàng.
– Một yếu tố khác ảnh hưởng đến số vốn kinh doanh đó là chính mô hình kinh doanh. Hiện nay có khá nhiều mô hình khác nhau cho bạn lựa chọn, bao gồm cà phê sân vườn, cà phê tiếng Anh, cà phê sách, cà phê cóc, cà phê take away,…
Có rất nhiều mô hình kinh doanh quán cà phê khác nhau mà bạn có thể lựa chọn như cà phê sách hay cà phê sân vườn.
– Quy mô kinh doanh càng lớn thì vốn đầu tư ban đầu càng nhiều, chưa kể đến nếu bạn muốn kinh doanh hệ thống cửa hàng cà phê hoặc kinh doanh nhượng quyền thì con số phải chuẩn bị có khi lên đến hàng tỷ đồng. Nếu không có nhiều vốn, quán cà phê quy mô vừa và nhỏ là lựa chọn thích hợp đối với bạn.
– Phong cách thiết kế quán cà phê của bạn trước tiên phải đáp ứng được phần nhìn cho khách hàng. Chính vì vậy, kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê đó là dù chọn phong cách hiện đại, cổ điển, Bohemian hay Industrial, bạn đều nên có sự đầu tư nhất định. Phí thuê thiết kế quán cà phê dao động từ 2 triệu đến 4 triệu đồng.
Xem thêm Kinh doanh quán cafe cần chuẩn bị gì để kinh doanh hiệu quả
Như vậy, tùy theo chiến lược kinh doanh cà phê, khách hàng mục tiêu bạn muốn hướng đến để lựa chọn mô hình kinh doanh quán cà phê phù hợp nhất. Đối với phân khúc bình dân thì số vốn kinh doanh chỉ khoảng vài chục triệu đồng, với phân khúc trung bình thì khoảng từ 100 triệu đồng trở lên còn đối với phân khúc cao cấp thì chi phí có thể lên tới 600 triệu đến 800 triệu đồng hoặc thậm chí 3 đến 4 tỷ đồng nếu bạn muốn xây dựng hệ thống quán cà phê mang thương hiệu. Trong kinh doanh cà phê thì bạn chia ra làm 2 loại chi phí chính đó là chi phí cố định chiếm 1/3 vốn và chi phí tài chính dự phòng kinh doanh chiếm 2/3 vốn kinh doanh.
Theo kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê của nhiều chủ đầu tư thì khâu chọn mặt bằng kinh doanh là quan trọng nhất. Chi phí mặt bằng nên vào tầm khoảng 20 đến 30% vốn ban đầu vì đó là tính theo % dựa trên đối tượng mà bạn phân khúc. Đồng thời tốt nhất nên chọn nơi có mật độ xe cộ đi lại đông đúc, đường 2 chiều và có vỉa hè là một yếu tố bạn nên cân nhắc cùng với đó là khu dân cư đông và có hướng tránh nắng vào buổi sáng. Bên cạnh đó, bạn có thể mở quán cà phê ở gần các tòa nhà văn phòng, các khu chung cư hay gần các trường Đại học, Cao đẳng. Ngoài địa điểm mở quán cà phê thì bạn còn cần trang trí quán cà phê với phong cách độc đáo và mới lạ phù hợp với đối tượng khách hàng hướng đến đồng thời tạo được dấu ấn riêng đối với khách hàng.
Mặt bằng kinh doanh và phong cách trang trí quán cà phê đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với quán cà phê của bạn.
Đối với phân khúc bình dân thì bạn pha chế nên kiêm luôn phục vụ để tiết kiệm chi phí cho hoạt động kinh doanh. Còn nếu quy mô quán vừa hoặc đông khách thì có thể thuê thêm 1-2 người làm partime đổi ca cho nhau, chi phí nhân sự chỉ nên chiếm khoảng 25% tiền vốn/tháng đồng thờ nên tuyển nhân viên có phong thái chuyên nghiệp, tận tình và niềm nở với khách hàng.
Nếu quán cà phê đông khách bạn nên thuê thêm nhân viên phục vụ bàn và order yêu cầu của khách, nhân viên pha chế để quán hoạt động hiệu quả.
Đầu tư quán cà phê là đang đầu tư vào đại dương đỏ vì có quá nhiều người đang đầu tư, và có quá nhiều thương hiệu quán cà phê lớn tồn tại và có lượng khách đông đảo nên việc Marketing cho quán cà phê mới mở đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với quán. Bạn có thể lựa chọn các hình thức Marketing truyền thống như chạy quảng cáo, đặt banner ở các cửa hàng lớn, tạo khuyến mại khai trương, thuê sinh viên phát tờ rơi.
Hoặc tốt nhất là nên tận dụng các kênh Marketing Online như Facebook, Zalo hay Instagram để tiếp thị và quảng cáo cửa hàng đến với đông đảo đối tượng khách hàng tiềm năng. Với cách này, bạn nên đầu tư cho hình ảnh của quán cà phê cùng với menu đồ uống phong phú, mới lạ để thu hút khách hàng đến với quán cà phê của bạn. Sau khi xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng về địa điểm, thu nhập, giới tuổi, bạn có thể triển khai các hoạt động quảng cáo Facebook Ads, Zalo Ads hoặc quảng cáo Instagram để nhiều người biết đến quán cà phê của bạn hơn.
Việc quảng bá cho quán cà phê thông qua Marketing Online được xem là giải pháp giúp các quán cà phê gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê hiệu quả đó là bạn còn có thể Makerting tiếp thị trên các nơi tổng hợp khách hàng hay các trang đánh giá ẩm thực, đồ uống nổi tiếng như Foody, Feedy, Lozi, Địa điểm ăn uống hoặc đăng trên các Forum hay viết bài PR cho quán trên các trang báo mạng nổi tiếng như Kênh 14, Yan News hay các trang báo phù hợp với đối tượng khách hàng bạn hướng đến.
Mới bán hàng, bạn nên đặt mục tiêu kiếm khoảng 50 khách hàng hàng ngày, sau đó ngày ngày cải tiến dịch vụ, tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị, cải tiến không gian, luôn luôn thay đổi theo xu hướng, luôn luôn đổi mới hoặc chăm sóc khách hàng mới hơn. Bạn có thể mở thêm các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên học tiếng anh, cho thuê offline, cà phê sách. Hiện nay có rất nhiều quán cà phê đang hoạt động và không ít trong số đó phải đóng cửa sau vài tháng hoạt động, vì thế chỉ có cách học hỏi đối thủ và thu hút khách hàng, tạo dấu ấn và bản sắc riêng mới có thể thành công trong đại dương đỏ của ngành kinh doanh quán cà phê.
Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê với số vốn khoảng 100 đến 200 triệu đồng mà bạn có thể áp dụng để kinh doanh hiệu quả hơn. Hi vọng rằng có thể giúp bạn kinh doanh hiệu quả đồng thời gặt hái được thành công khi mở quán cà phê với ngày càng nhiều khách hàng đến với quán cà phê của bạn.
Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!