Thủ tục kinh doanh homestay cần thiết cho người mới bắt đầu kinh doanh

Thủ tục kinh doanh homestay cần thiết cho người mới bắt đầu kinh doanh

Bởi admin   -  06/09/2018
Thủ tục kinh doanh homestay cần thiết cho người mới bắt đầu kinh doanh
5 (100%) 3 votes

Kinh doanh homestay đang là lựa chọn phổ biến trong số các ý tưởng kinh doanh dịch vụ lưu trú cho khách du lịch ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên khi kinh doanh homestay nhiều người còn băn khoăn không biết thủ tục kinh doanh homestay như thế nào để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.

 

Ở thời điểm hiện tại, kinh doanh homestay là một loại hình kinh doanh đầy mới lạ đồng thời thu hút khá nhiều người người tham gia đầu tư kinh doanh bởi có thể gặt hái được lợi nhuận kinh doanh lớn nhờ nhu cầu lưu trú của khách du lịch ngày càng tăng cao, đặc biệt đối với các homestay có thiết kế độc đáo và mới lạ. Mặc dù vậy, khi kinh doanh homestay, nhiều người còn băn khoăn không biết thủ tục kinh doanh homestay như thế nào để tuân thủ đúng pháp luật đồng thời có thể đi vào hoạt động. Dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp giới thiệu chi tiết các thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh homestay ở thời điểm hiện nay.

 

Thủ tục kinh doanh homestay cho người mới


Kinh doanh homestay là hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phổ biến ở thời điểm hiện nay.

 

1. Điều kiện về thủ tục kinh doanh homestay

 

Theo quy định của pháp luật thì kinh doanh homestay là một trong số các loại hình kinh doanh lưu trú du lịch được Điều chỉnh bởi Mục 4, Chương 6 Luật Du lịch 2005 và được hướng dẫn tại Điều 17, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều của Luật Du lịch.

 

Tại Khoản 1.7 Mục 1 Phần II của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL có hiệu lực ngày 30/01/2009 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP có quy định về tiêu chí phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch như sau ”Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.”

 

Tại Điều 49 Luật Du lịch năm 2017 quy định về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch, theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện dưới đây.

 

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

 

– Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với từng loại, hạng.

 

– Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với từng loại, hạng.

 

– Đối với nơi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

 

2. Lựa chọn hình thức kinh doanh để đăng ký

 

Kinh doanh homestay là hình thức dịch vụ lưu trú mà khách hàng trả tiền để được trải nghiệm và sống chug như người bản xứ. Tùy theo quy mô kinh doanh the hình thức gia đình hay công ty, tổ chức mà bạn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Cụ thể, bạn có thể đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú khi đáp ứng điều kiện kinh doanh nêu trên. Tốt nhất nếu gia đình bạn mở homestay để kinh doanh hoặc bạn tự mở homestay thì nên đăng ký kinh doanh homestay theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.

 

3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép kinh doanh homestay

 

Trước khi cấp giấy phép kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, thì các cấp chính quyền tiến hành thẩm định và điều tra xem cơ sở kinh doanh có đáp ứng được các tiêu chí đó không. Vậy nên để được cấp giấy phép kinh doanh homestay, bạn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn dưới đây liên quan đến thủ tục kinh doanh homestay.

 

– Phải đảm bảo diện tích các phòng đủ không gian cho du khách. Theo luật quy định cụ thể thì homestay cần phải thiết kế phòng ốc cần có đầy đủ không gian cho du khách. Tối thiểu phòng đơn phải rộng trên 8m2 còn phòng đôi 2 giường trở lên thì phải trên 10m2.

 

– Phải có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi như giường nệm cho du khách, quạt, đèn điện cho phòng ngủ. Phòng tắm cần trang bị đầy đủ các vật dụng như khăn tắm, xà bông, bàn chải.

 

– Phải có phương án phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn PCCC cho các phòng.

 

– Phải niêm yết được bảng giá cụ thể, bất cứ homestay nào muốn đi vào hoạt động đều phải có bảng niêm yết giá dịch vụ công khai để du khách có thể thuận tiện trong việc lựa chọn loại hình dịch vụ. Bên cạnh đó, việc niêm yết giá còn là giải pháp để chống lại tình trạng chặt chém khách du lịch. Vì vậy mà bạn cần phải ghi các bảng giá các dịch vụ một cách chi tiết.

 


Để đủ điều kiện kinh doanh homestay, bạn cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng ốc, trang thiết bị tiện nghi đồng thời có niêm yết giá cả cụ thể cho du khách thuê phòng.

 

4. Hồ sơ đăng kí cấp giấy phép kinh doanh homestay

 

Nếu bạn kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể thì bạn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể và trình tự đăng ký được quy định tại điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Theo đó nếu bạn kinh doanh theo hộ gia đình thì phải cử một người đại diện gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trong giấy đề nghị đăng kí có ghi đầy đủ các thông tin bao gồm tên hộ kinh doanh dịch vụ du lịch homestay, địa chỉ homestay kèm theo số điện thoại và địa chỉ email để liên lạc khi cần. Đi cùng với đó là ghi ngành nghề kinh doanh là kinh doanh dịch vụ du lịch homestay, số vốn cụ thể bỏ ra để kinh doanh homestay, số lao động sử dụng khi homestay đi vào hoạt động.

 


Khi kinh doanh homestay, bạn nên đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể đồng thời nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

 

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình. Hồ sơ nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Như vậy, nếu bạn muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay thì cần thực hiện theo các điều kiện và thủ tục kinh doanh homestay như trên để đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Nếu bạn đi thuê nhà của chủ nhà thì cần có thêm hợp đồng thuê nhà và chuẩn bị các giấy tờ như trên. Tất cả các giấy tờ này bạn ghim thành một bộ hồ sơ và gửi về phòng đăng kí cấp huyện. Đóng lệ phí chứng từ và chờ đợi cấp phép.

 

5. Thời hạn bạn nhận được giấy phép kinh doanh homestay

 

Khi bạn gửi hồ sơ để làm giấy phép kinh doanh thì đại diện chính quyền gửi lại cho bạn một biên nhận hồ sơ. Với biên nhận này sau 3 ngày thì bạn có thể được cấp giấy phép kinh doanh. Trong thời hạn quá 3 ngày mà bạn không nhận được giấy phép kinh doanh thì bạn có quyền khiếu nại. Sau khi hoàn tất thủ tục cấp phép thì cơ quan cấp giấy phòng huyện tiến hành gửi hồ sơ của bạn về chi cục thuế cùng cấp để hoàn tất thủ tục đánh thuế kinh doanh theo quy định của nhà nước.

 

6. Đăng kí xếp hạng cho homestay

 

Một công việc khác bạn phải làm trong thủ tục kinh doanh homestay nếu muốn kinh doanh một cách chuyên nghiệp và bài bải, tăng mức độ tin tưởng đối với khách du lịch đó chính là đăng ký xếp hạng cho homestay với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể, sau khi homestay được cấp giấy phép hoạt động thì trong vòng 3 tháng đầu, theo điều 65 Luật Du lịch thì bạn phải gửi Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch một bộ hồ sơ đăng kí hạng cơ sở lưu trú du lịch.

 


Đăng ký xếp hạng cho homestay giúp tạo dựng sự chuyên nghiệp và giúp homestay của bạn gây dựng được niềm tin với khách hàng.

 

Hồ sơ này bao gồm Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (Tham khảo phụ lục 1 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL), Bảng biểu đánh giá chất lượng lưu trú homestay, Danh sách quản lý và nhân viên phục vụ homestay (tham khảo phụ lục 2 thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL), Bản sao công chứng giấy phép đăng kí kinh doanh, Chứng nhận nghiệp vụ của người quản lý homestay, Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về phòng chống cháy nổ cùng với Biên lai nộp lệ phí thẩm định.

 

Xem thêm Kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z cho người mới bắt đầu

 

Trên đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ chi tiết về thủ tục kinh doanh homestay, hi vọng có thể giúp bạn có thể có phương hướng kinh doanh ở giai đoạn ban đầu. Với giấy phép kinh doanh homestay, bạn có thể tạo được niềm tin với du khách đồng thời giúp công việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn. Chúc bạn thành công khi kinh doanh với loại hình homestay ở thời điểm hiện nay.

Thủ tục kinh doanh homestay cần thiết cho người mới bắt đầu kinh doanh
5 (100%) 3 votes

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!