Lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi cơ bản cho người mới bắt đầu

Lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi cơ bản cho người mới bắt đầu

Bởi admin   -  27/03/2018
Lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi cơ bản cho người mới bắt đầu
Rate this post

Kinh doanh hoa tươi đang là ý tưởng kinh doanh nổi bật ở thời điểm hiện tại nhờ nhu cầu cao của thị trường, đặc biệt là trong các dịp quan trọng hay dịp Tết. Cùng tìm hiểu cách lập một bản kế hoạch kinh doanh hoa tươi cơ bản cho người mới bắt đầu hoạt động kinh doanh.

 

Ở thời điểm hiện tại, kinh doanh hoa tươi đang là một trong số các ngành nghề kinh doanh được khá nhiều người lựa chọn khi khởi nghiệp kinh doanh. Đặc thù của kinh doanh hoa tươi đó chính là lợi nhuận lớn đi cùng với đó là môi trường làm việc thoải mái, nhu cầu thị trường cao, đặc biệt là vào các dịp quan trọng hay các ngày nghỉ, ngày cận Tết. Tuy nhiên đi cùng với đó là không ít rủi ro do hoa tươi thường chỉ trong một thời gian nhất định nên nếu tồn hàng thì ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Do vậy, việc lập kế hoạch kinh doanh được xem là yếu tố quan trọng giúp các chủ cửa hàng kinh doanh hoa tươi có thể xác định được các vấn đề quan trọng trong kinh doanh đồng thời nâng cao hiệu quả và gặt hái thành công. Dưới đây, Thế Hệ Khởi Nghiệp giới thiệu cách lập một bản kế hoạch kinh doanh hoa tươi cơ bản nhất cho người mới bắt đầu kinh doanh.

 

Lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi hiệu quả


Kinh doanh hoa tươi được xem là một ngành nghề kinh doanh nổi bật tuy nhiên để kinh doanh hiệu quả cần lập kế hoạch kinh doanh và có định hướng kinh doanh đúng đắn.

 

1. Lên kế hoạch kinh doanh hoa tươi về sản phẩm

 

1.1 Nguồn cung ứng

 

Yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm trong bản kế hoạch kinh doanh hoa tươi đó chính là kế hoạch về sản phẩm kinh doanh, trong đó có nguồn cung ứng hoa tươi và các phụ kiện bổ trợ cho hoạt động kinh doanh.


– Nguồn cung ứng hoa tươi hay nói cách khách là nguồn hàng hoa tươi hiện nay tương đối đa dạng, việc kinh doanh hoa tươi có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nguồn hàng hoa tươi. Một số nguồn cung cấp hoa tươi phổ biến cho các cửa hàng hiện nay có thể kể đến như chợ hoa Quảng Bá, chợ hoa Tây Tựu, chợ hoa Mê Lenh (Hà Nội) hay chợ hoa Hạnh Thông Tây (Thành phố Hồ Chí Minh). Căn cứ vào chất lượng và giá cả của các loại hoa thì các loại hoa thông thường (hoa hồng, hoa cúc, hoa ly,..) thường được mua ở các khu chợ đầu mối nổi tiếng như chợ Quảng Bá, chợ hoa Mê Linh hay chợ hoa Hạnh Thông Tây, ngoài ra còn có các nguồn hàng hoa khác như hoa từ Đà Lạt, Sa Pa hay các loại hoa nhập khẩu từ nước ngoài phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn các nhà cung cấp hoa tươi có uy tín và chất lượng trên thị trường để đảm bảo hoa được tươi lâu đồng thời thu hút khách hàng.

 

Kế hoạch kinh doanh hoa tươi thành công


Nguồn hàng hoa tươi hiện nay tương đối đa dạng trên thị trường với nguồn hàng chủ yếu từ các chợ đầu mối hoa tươi đi cùng với đó là các làng, địa chỉ chuyên trồng hoa tươi trong cả nước.

 

– Nguồn cung ứng phụ kiện bao gồm các loại giấy gói, ruy băng, hạt nhựa, giỏ hoa, xốp, que tre, lạt, túi nilon, băng dính,…Bên cạnh hoa tươi thì nguồn cung ứng phụ kiện cần phải được cung cấp thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh hoa tươi. Tốt nhất khi mở cửa hàng hoa tươi, bạn nên chọn các đơn vị cung ứng phụ kiện là các nhà cung ứng nguồn hàng hoa tươi luôn để đảm bảo kịp thời và thường xuyên hoặc liên hệ với các đối tác chuyên cung cấp các dòng sản phẩm phụ kiện bổ trợ để hợp tác lâu dài và có chính sách giá tốt nhất.

 

1.2 Xây dựng kế hoạch và biện pháp tiêu thụ hoa tươi


Bên cạnh việc nhập hàng hoa tươi và phụ kiện kinh doanh hoa tươi thì khi lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi bạn nên chú ý đến việc tìm kiếm các biện pháp tiêu thụ hoa tươi trong đó có đối tượng khách hàng chính cần hướng đến đó là các văn phòng, công ty hoặc các khách mua lẻ. Dưới đây là một số cách tiêu thụ hoa tươi hiệu quả.


– Đối với các văn phòng, công ty thường có nhu cầu cao với các dòng sản phẩm hoa bó cắm văn phòng, hoa để sảnh, hoa mừng khai trường, hoa phục vụ hội nghị, cuộc họp, hoa phục vụ sinh nhật nhân viên công ty,…Do đó bạn nên liên hệ với các công ty để hợp tác đồng thời có các chính sách giao hoa hoặc giá hoa phù hợp nếu văn phòng, công ty có nhu cầu đặt hoa thường xuyên đồng thời được chuẩn bị trước theo yêu cầu.

 

Kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi mới nhất


Các văn phòng, công ty lớn thường có nhu cầu cao trong việc cung cấp các dòng sản phẩm hoa tươi mừng khai trương, hoa tươi phục vụ hội nghị, cuộc họp hay sinh nhật.

 

– Đối với các khách bán lẻ thì thường có nhu cầu đối với hoa bó (dáng dài, tròn, bó 1 bông, nhiều loại hoa, 1 loại hoa, bó theo yêu cầu…), giỏ hoa (để bàn, hội nghị, chúc mừng, theo yêu cầu…), hoa cưới (để bàn, cầm tay, hoa xe cưới, cổng hoa…). Các khách hàng này thường mua hoa vào các dịp quan trọng đồng thời không thường xuyên. Lợi thế để khách hàng đến với cửa hàng của bạn chính là các bó hoa, giỏ hoa được cắm đẹp, kiểu dáng độc đáo và giá thành phù hợp đi cùng với đó là vị trí cửa hàng thuận tiện cho việc đi lại, mua sắm các sản phẩm hoa tươi.

 

– Chú trọng việc bày bán sản phẩm bởi trong kinh doanh hoa tươi, bày bán sản phẩm rất quan trọng giúp thu hút khách hàng đồng thời tạo thiện cảm cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Chính vì vậy, bạn nên chú ý cách bày hoa tươi trong cửa hàng sao cho ấn tượng. Các giỏ hoa nên được bày phía trước cho khách hàng tiện quan sát, các bó hoa nên được cắm vào lọ để trên giá, gồm 3 tầng, một tầng thường có 5 lọ. Ngoài ra các loại hoa cưới nên được in trong catalog và album để khách hàng lựa chọn thuận tiện và nhanh chóng.


– Cách thức bán hàng chủ yếu thông qua hai hình thức chính đó là bán hoa trực tiếp tại cửa hàng và dịch vụ điện hoa, giao hoa tươi tận nơi chi phí vận chuyển tùy vào khoảng cách.


2. Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự


Khi kinh doanh hoa tươi nếu quy mô cửa hàng nhỏ hoặc kinh doanh thời vụ bạn hoàn toàn có thể tự kinh doanh tuy nhiên nếu muốn phát triển cửa hàng và các dịch vụ hoa tươi thì cần xây dựng kế hoạch kinh doanh hoa tươi chú trọng khâu tuyển dụng nhân sự phù hợp để đẩy mạnh hoạt động của cửa hàng và gia tăng doanh số bán hàng.

 

Lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi hiệu quả


Để kinh doanh hiệu quả, bạn có thể tuyển thêm các nhân viên nhiệt tình, nhanh nhẹn giúp việc bán hàng thuận lợi hơn đi cùng với đó là vận chuyển hoa tươi cho khách theo yêu cầu.

 

– Bộ phận quản lý có thể do chính bạn quản lý hoặc người góp vốn cùng bạn phụ trách, bao gồm việc quản lý các công việc liên quan đến Tài chính (thu chi, giám sát nhân viên), Kinh doanh hoa (phụ trách quan hệ với hách hàng thân thiết, tạo dựng mối quan hệ mới, Marketing cửa hàng), Phụ trách đầu vào (đảm bảo nguồn cung ứng hoa tươi thường xuyên, giá cả hợp lý và chất lượng).

 

– Bộ phận nhân viên bán hàng, bạn có thể tuyển dụng từ 2 đến 3 nhân viên hoạt bát, năng động, giao tiếp tốt giúp bạn chuẩn bị hàng hóa đồng thời phụ trách công việc bán hàng cho khách khi khách ghé cửa hàng mua hoa.


– Bộ phận vận chuyển gồm 1 đến 2 nhân viên nhanh nhẹn, có phương tiện đi lại lo việc vận chuyển hoa cho khách hoặc thực hiện các đơn hàng sử dụng dịch vụ điện hoa. Tùy theo tình hình kinh doanh của cửa hàng mà bạn nên cân đối xây dựng bộ phận vận chuyển hoa phù hợp đồng thời sắp xếp phân công thêm các công việc khác theo yêu cầu.


3. Lên kế hoạch tiếp thị Marketing cửa hàng hoa tươi


Trong kinh doanh hoa tươi, bên cạnh một vị trí mở cửa hàng đẹp và thu hút khách hàng đi cùng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp thì tiếp thị Marketing chính là khâu quan trọng quyết định thành công của cửa hàng kinh doanh hoa tươi, đặc biệt là đối với các cửa hàng mới mở. Để quảng bá tiếp thị cho cửa hàng hoa tươi hiệu quả, bạn có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh hoa tươi, trong đó kế hoạch Marketing bao gồm các hoạt động cụ thể sau.

 

Lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi cho người mới


Hoạt động Marketing tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh hoa tươi quảng bá cửa hàng hoa tươi đến với đông đảo khách hàng tiềm năng.

 

– Thời gian đầu để khách hàng biết đến cửa hàng, bạn nên tiến hành các hoạt động quảng cáo, phát tờ rơi quanh khu vực tại các nhà hàng, trường học, cửa hàng…

 

– Quảng cáo cửa hàng trên các cộng đồng mạng như các trang rao vặt, các Forum lớn, trên Facebook, Zalo, Shopee,…


– Xây dựng website riêng cho cửa hàng, chú trọng chăm chút về mặt nội dung, hình ảnh.


– Viết các bài viết tư vấn cho khách hàng cách chọn hoa đẹp, giúp hoa tươi lâu, cách trang trí hoa tươi cho phòng khách gia đình, cho công ty trên website. Đi cùng với đó là triển khai hoạt động SEO và chạy quảng cáo Google Adwords liên quan đến dịch vụ cung cấp hoa tươi.


– Liên kết với các công ty tổ chức sự kiện, cho thuê váy cưới.


– Cung cấp thêm các dịch vụ nhận gói quà, chuyển quà kèm hoa,…


– Tặng hoa chúc mừng sinh nhật cho các khách hàng lớn, thường xuyên đồng thời triển khai các chương trình khuyến mại, tặng voucher mua hàng,…


4. Lập kế hoạch tài chính cho cửa hàng hoa tươi


Kế hoạch tài chính cho cửa hàng hoa tươi là điều bạn cần chú ý khi lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi. Thông thường một kế hoạch tài chính của một cửa hàng hoa tươi thường bao gồm các yếu tố như tiền trả lương nhân viên, tiền thuê địa điểm, tiền trang trí và mua sắm các trang thiết bị cho cửa hàng (biển hiệu, giá sắt, lọ hoa, bình xịt nước, các loại bàn ghế, ruy băng, băng dính, giỏ hoa, xốp,…), chi phí nhập hoa, lệ phí đăng ký kinh doanh và thuế môn bài, chi phí điện nước, chi phí điện thoại và các khoản chi phí phát sinh khác.

 

Lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi cơ bản


Có rất nhiều chi phí cần thiết cho việc kinh doanh hoa tươi, do đó để kinh doanh hoa tươi hiệu quả, bạn nên lập kế hoạch tài chính chi tiết cho việc kinh doanh.

 

Vốn đầu tư ban đầu tùy thuộc vào quy mô cửa hàng tuy nhiên vào khoảng từ vài chục triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng (cả nguồn vốn dự phòng cho hoạt động kinh doanh). Dựa vào tình hình kinh doanh của từng tháng mà bạn có thể phát triển thêm quy mô kinh doanh đồng thời nếu quen biết mối lấy nguồn hàng hoa tươi thì có thể lấy hàng trước trả tiền sau, tập trung nguồn vốn cho các hoạt động vận hành khác.

 

5. Dự phòng một số rủi ro trong quá trình kinh doanh


Trong quá trình kinh doanh hoa tươi, bạn có thể gặp phải một số rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, do đó khi lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi cần có dự phòng cho các trường hợp rủi ro đó. Dưới đây là một số rủi ro mà cửa hàng kinh doanh hoa tươi của bạn có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh.


– Hoa không bán hết trong ngày, khắc phục bằng cách bảo quản để bán vào vài ngày hôm sau, số hoa khó bảo quản tươi có thể phơi để làm hoa khô, kết hợp bán hoa khô với một số khách hàng có nhu cầu.


– Thời tiết không tốt, bạn nên tưới nước thường xuyên, tránh cho hoa tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời đồng thời cắt tỉa các bông hoa có cánh héo mà không làm ảnh hưởng tới hình dáng của hoa


– Cạnh tranh từ phía các đối thủ, lúc này bạn cần xây dựng chiến lược quảng cáo tiếp thị phù hợp, hiệu quả, đồng thời có các giải pháp tạo ra sự đa dạng và đặc biệt cho sản phẩm kể cả về hình thức và dịch vụ đi kèm.


– Biến động giá cả nếu trong ngắn hạn, bạn nên đặt mức giá không quá biến động với giá ban đầu. Còn nếu biến động trong thời gian dài, ban đầu ổn định giá sau đó tăng giá bán dần dần, không đột ngột để khách hàng quen dần.


Trên đây là bản kế hoạch kinh doanh hoa tươi cơ bản dành cho người mới bắt đầu kinh doanh mở cửa hàng hoa tươi, Thế Hệ Khởi Nghiệp hi vọng rằng có thể giúp bạn xây dựng được một bản kế hoạch chi tiết phục vụ hiệu quả cho việc kinh doanh hoa tươi giúp quá trình kinh doanh gặt hái thành công.

 

Lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi cơ bản cho người mới bắt đầu
Rate this post

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!