Kế hoạch kinh doanh phòng Gym thể hình cho người mới bắt đầu (P1)

Kế hoạch kinh doanh phòng Gym thể hình cho người mới bắt đầu (P1)

Bởi admin   -  27/07/2018
Kế hoạch kinh doanh phòng Gym thể hình cho người mới bắt đầu (P1)
3.7 (73.33%) 3 votes

Kinh doanh mở phòng tập Gym là một trong số các lựa chọn kinh doanh phổ biến và được nhiều người lựa chọn kinh doanh ở thời điểm hiện nay. Cùng khám phá kế hoạch kinh doanh phòng Gym hiệu quả nếu bạn chưa biết kinh doanh phòng tập Gym thể hình nên bắt đầu từ đâu ?

 

Ở thời điểm hiện tại, kinh doanh phòng tập Gym được xem là một ý tưởng kinh doanh hay và đầy sức hút có thể mang lại cho bạn lợi nhuận kinh doanh hàng tháng lớn đồng thời ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả đó thì trước khi xin giấy phép kinh doanh mở phòng tập Gym, bạn cần xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh bài bản và chi tiết.

 

Kế hoạch kinh doanh phòng Gym hiệu quả


Kinh doanh phòng Gym có thể giúp bạn gặt hái lợi nhuận kinh doanh hàng tháng lớn và ổn định nhờ tiềm năng lớn của thị trường và nhu cầu cao của khách hàng.

 

Thay vì thuê mặt bằng kinh doanh, thuê huấn luyện viên, xin giấy phép kinh doanh và mua sắm dụng cụ cho phòng tập nhưng sau đó loay hoay không biết triển khai hoạt động kinh doanh như thế này. Điều này có thể khiến phòng tập Gym của bạn phải đóng cửa sau vài tháng đồng thời gặt hái thất bại trong kinh doanh. Chính vì vậy việc lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ cách xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng tập Gym thể hình hiệu quả trước khi bạn bắt tay vào kinh doanh.

 

Các bước lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym

 

Đối với việc kinh doanh phòng Gym thì đầu tiên bạn cần xây dựng kế hoạch cho hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm 8 bước chính mà bạn phải thực hiện và triển khai nghiên cứu khi lập kế hoạch kinh doanh cho phòng Gym thể hình ở thời điểm hiện nay. Ở bài viết này, Thế Hệ Khởi Nghiệp trình bày 3 bước quan trọng đầu tiên đó chính là lên ý tưởng kinh doanh phòng Gym, xác định số vốn và lựa chọn mô hình kinh doanh phòng Gym cùng với chọn địa điểm và mặt bằng kinh doanh.

 

Bước 1 – Lên ý tưởng và phác thảo mô hình kinh doanh phòng Gym

 

Để kinh doanh phòng Gym thì chắc chắn bước đầu tiên đó là bạn phải có ý tưởng kinh doanh tuy nhiên ý tưởng đó không phải là ý tưởng chung chung kiểu như mở phòng Gym mà nó cần phải cụ thể và chi tiết nhất giúp bạn phác họa được ý tưởng và mô hình kinh doanh phòng Gym cho thời gian sắp tới. Một ý tưởng kinh doanh phòng Gym cần liệt kê được các khía cạnh cụ thể dưới đây trong bản kế hoạch kinh doanh phòng Gym.

 

– Vị trí, diện tích mặt bằng kinh doanh ở đâu

– Đối tượng khách hàng hướng đến và giá vé bán ra như thế nào

– Thị hiếu, sở thích và thu nhập của người dân xung quanh khu vực bạn mở phòng tập Gym ra sao

– Có nhiều phòng tập Gym ở khu vực bạn dự định kinh doanh không, giá cả các phòng tập đó cụ thể thế nào

– Tổng số vốn dự kiến đầu tư là bao nhiêu

– Phong cách thiết kế phòng tập Gym như thế nào

– Máy móc cần thiết cho phòng tập Gym là gì và nhập từ đâu

– Số lượng nhân sự cần thiết khi kinh doanh phòng tập Gym

– Các tiện ích đi kèm của phòng tập như thế nào

– Các thức quảng bá phòng tập, thu hút khách hàng thế nào để hiệu quả

– Nên tổ chức các chương trình khuyến mại như thế nào

 

Sau đó bạn nên dành thời gian hình dung cụ thể về phòng tập Gym bạn đang có dự định mở với các yếu tố trên càng chi tiết càng tốt. Bạn càng phác thảo được ý tưởng kinh doanh cụ thể thì càng thuận lợi trong việc hiện thực hóa ý tưởng đó và biến nó trở nên khả thi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi xây dựng ý tưởng trong bản kế hoạch kinh doanh phòng Gym cần bám sát với khả năng hiện tại của bạn để có đủ khả năng thực hiện ý tưởng đó, đặc biệt là nguồn vốn bạn chuẩn bị, mối quan hệ, khả năng kinh doanh của bạn, mức sống và sở thích của đối tượng khách hàng xung quanh khu vực bạn dự định mở phòng tập Gym,…

 

Lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym chi tiết


Việc phác thảo mô hình kinh doanh phòng tập Gym đóng vai trò quan trọng giúp bạn định hướng và từng bước cụ thể hóa được ý tưởng kinh doanh phòng Gym khả thi.

 

Việc lên ý tưởng và phác thảo ý tưởng và mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng bởi ý tưởng của bạn càng cụ thể, càng chi tiết thì bạn càng có khả năng thực hiện nó nhanh chóng. Mặc dù vậy, đây chỉ mới là bước giúp bạn hoàn thành việc xây dựng một phòng tập Gym trong đầu và trên giấy, còn rất nhiều việc phải làm để bạn có thể mở một phòng tập Gym. Tuy nhiên việc lên ý tưởng và xây dựng ý tưởng đó luôn là quan trọng nhất vì nó mang tính chất định hướng và xác lập tính khả thi của ý tưởng kinh doanh phòng tập Gym mà bạn đang có ý định thực hiện. Tiếp theo là các bước thực hiện cụ thể giúp bạn biến mong muốn của mình trở thành hiện thực khi xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng Gym.

 

Bước 2 – Xác định số vốn và lựa chọn mô hình phòng Gym kinh doanh

 

Bước tiếp theo khi xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng Gym đó chính là xác định số vốn và lựa chọn mô hình kinh doanh phòng Gym phù hợp với định hướng kinh doanh của bạn.

 

Số vốn kinh doanh phòng tập Gym

 

Đầu tiên chính là số vốn kinh doanh hay nói cách khác là ngân sách bạn bỏ ra để mở phòng tập Gym. Mở phòng tập Gym cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra khi có ý định kinh doanh phòng tập thể hình. Tiền vốn rất quan trọng, nó quyết định xem bạn phù hợp với mô hình kinh doanh phòng Gym nào đồng thời quyết định đến việc chuẩn bị các yếu tố khác trong kinh doanh như mặt bằng kinh doanh, mua sắm trang thiết bị cho phòng tập, thuê nhân viên hay chi phí cho hoạt động Marketing.

 

Để xác định số vốn kinh doanh phòng tập Gym trong kế hoạch mở phòng tập Gym, đầu tiên bạn cần xác định được mục đích mở phòng tập dành cho nam giới hay phái đẹp hoặc tốt nhất là kết hợp cả hai đối tượng này. Bên cạnh đó, bạn cần ước lượng số lượng người tập hàng tháng, mặt bằng và mức thu học viện trong vòng 1 tháng là bao nhiêu. Từ đó ước tính mức doanh thu, lợi nhuận mong muốn hàng tháng và khoảng thời gian bạn có thể thu hồi vốn. Ví dụ bạn đầu tư một phòng tập Gym với số vốn khoảng 300 triệu đồng với mức lợi nhuận bạn mong muốn khoảng 20 triệu đồng/tháng thì sau khoảng 20 tháng, tức là hơn 1 năm thì bạn có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu.

 

Lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym từ A đến Z


Khi lập kế hoạch kinh doanh phòng tập Gym, bạn nên ước tính số vốn cần đầu tư cho các hạng mục kinh doanh, đặc biệt là chi phí cho trang thiết bị, dụng cụ tập luyện.

 

Ngoài ra, cần xác định số vốn đầu tư vào việc mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ và máy tập luyện là bao nhiêu bởi số tiền này. Bạn nên lưu ý đây là chi phí mua sắm thiết bị, dụng cụ tập luyện chứ không bao gồm chi phí hạ tầng, thuê mặt bằng kinh doanh hay chi phí vận hành phòng tập Gym. Chi phí này chiếm khá nhiều vốn đầu tư ban đầu đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng phòng tập. Tùy theo số vốn đầu tư cho trang thiết bị, dụng cụ hay máy tập mà số lượng và chất lượng của các dụng cụ phòng Gym có thể khác nhau.

 

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

 

Sau khi xác định được số vốn kinh doanh bạn có thì điều tiếp theo bạn cần làm trong kế hoạch kinh doanh phòng Gym đó chính là lựa chọn mô hình phòng Gym phù hợp với ngân sách của bạn. Nếu có số vốn kinh doanh lớn bạn có thể kinh doanh phòng Gym cao cấp còn với vốn kinh doanh ít hơn thì có thể hướng tới mô hình kinh doanh phòng Gym tầm trung hoặc phòng Gym bình dân cho phù hợp.

 

Mô hình phòng Gym phụ thuộc vào vốn đầu tư cho phòng tập (mô hình bình dân, tầm trung hay cao cấp) còn diện tích phòng tập quyết định đến quy mô phòng Gym (quy mô lớn, quy mô nhỏ hoặc quy mô trung bình). Bạn nên lưu ý quy mô phòng tập Gym khác với mô hình phòng tập Gym. Trong đó, mô hình phòng Gym thường được chia theo mức vốn đầu tư ví dụ với số vốn dưới 500 triệu đồng bạn chỉ nên đầu tư phòng Gym bình dân, với số vốn dưới 3 tỷ đồng bạn có thể mở phòng Gym trung cấp còn khi có vốn trên 3 tỷ đồng thì bạn có thể kinh doanh phòng Gym theo mô hình phòng Gym cao cấp. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các loại dịch vụ, tiện ích bạn cung cấp cho thành viên tập luyện bởi phòng tập càng cao cấp thì càng cần phải có nhiều tiện nghi, dịch vụ đi cùng với trang thiết bị tập luyện hiện đại, huấn luyện viên chuyên nghiệp.

 

Các bước lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym hiệu quả


Các phòng tập Gym cao cấp thường được trang bị nhiều dịch vụ, tiện ích cho các thành viên tập luyện với giá vé hàng tháng cao hơn so với phòng Gym trung cấp hay bình dân.

 

Do đó, mô hình phòng tập Gym quyết định đến giá vé tập hàng tháng tức là bạn có thể thu phí của người tập cao hay thấp phụ thuộc vào mô hình phòng tập, sự tiện nghi, quy mô hay trang thiết bị tập luyện hiện đại, dịch vụ chăm sóc khách hàng tối ưu. Với một phòng Gym bình dân thì giá vé thường chỉ khoảng dưới 250K/tháng, phòng Gym trung cấp giá vé trên 500K/tháng còn phòng Gym cao cấp giá vé có thể từ 1 triệu đồng trở lên/tháng.

 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym đó là phải chọn mô hình kinh doanh phù hợp với số vốn kinh doanh của bạn. Mô hình nào không quan trọng bằng hiệu quả bởi có nhiều phòng Gym bình dân nhưng hoạt động hiệu quả hơn cả phòng Gym tầm trung hoặc cao cấp xét về mặt tổng vốn đầu tư và lợi nhuận thu được hàng tháng.

 

Bước 3 – Lựa chọn địa điểm và mặt bằng kinh doanh phòng Gym phù hợp

 

Bước này trong kế hoạch kinh doanh phòng Gym giúp bạn chọn được vị trí kinh doanh và mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh phòng Gym của bạn. Mặt bằng được xem là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh mở phòng tập Gym, chính vì vậy khi lựa chọn mặt bằng bạn cần chú ý đến 3 yếu tố chính đó là vị trí mở phòng tập, diện tích phòng tập và giá cả thuê phòng tập Gym.

 

Vị trí mở phòng tập Gym

 

Đầu tiên chính là lựa chọn địa điểm mở phòng tập Gym bởi địa điểm hay vị trí phòng tập Gym được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến lượng khách hàng tới với phòng tập. Tốt nhất bạn nên thuê địa điểm ở gần mặt đường, gần khu dân cư, gần chợ, các trường Đại học hay các khu trung tâm thương mại. Bên cạnh đó là thuận tiện cho giao thông đi lại, có thể mở nhạc thoải mái không sợ ảnh hưởng đến cư dân xung quanh đồng thời có nơi để xe cho hội viên đến tập. Ngoài ra phải thuận tiện cho việc vận chuyển và lắp đặt trang thiết bị máy móc cho phòng tập đồng thời phải có khu vệ sinh riêng thoải mái cho hội viên đến tập.

 

Kế hoạch kinh doanh phòng Gym cho người mới bắt đầu


Khi kinh doanh phòng Gym, bạn nên thuê địa điểm ở gần khu dân cư đông đúc đồng thời thuận tiện cho việc giao thông đi lại của khách hàng hay lắp đặt các trang thiết bị cho phòng tập.

 

Đối với các phòng Gym cao cấp thì vị trí càng cần phải thuận tiện đồng thời nên nằm ở khu vực dân cư đông đúc, có mức thu nhập tốt, gần các tòa nhà chung cư, tòa nhà văn phòng, có khu vực để xe rộng và an ninh tốt bởi người lựa chọn phòng tập gym cao cấp thường có khả năng chi trả và có yêu cầu cao hơn.

 

Diện tích và quy mô của phòng tập Gym

 

Bên cạnh vị trí mở phòng tập thể hình thì bạn còn cần chú ý đến quy mô và diện tích của phòng tập. Quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích sử dụng của phòng Gym. Các phòng Gym có quy mô lớn diện tích có thể lên đến trên 800m2, với các phòng tập Gym có quy mô vừa thì diện tích khoảng 500 m2, còn phòng tập có quy mô nhỏ thường diện tích khoảng dưới 300 m2 tuy nhiên tốt nhất lên có diện tích từ 200 m2 trở lên để bạn có thể bố trí máy móc thuận tiện cho người tập đồng thời tạo khoảng không gian tập thoải mái nhất. Lưu ý nếu bạn có mặt bằng có diện tích nhỏ thì có thể chia tầng tập luyện tuy nhiên các máy tập hoặc các bài tập nặng nên để ở tầng thấp để tránh tình trạng khách hàng tập mệt nhưng phải leo cầu thang lên tập ở tầng tiếp theo.

 

Kế hoạch kinh doanh phòng Gym thành công từ A đến Z


Các phòng tập Gym nên có diện tích đủ lớn để bố trí máy móc thuận tiện cho người tập đồng thời xây dựng không gian tập luyện thoải mái nhất.

 

Đối với phòng tập cao cấp thì đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn càng cần thiết vì còn cần không gian bố trí thêm các dịch vụ tiện ích như phòng tắm, phòng xông hơi, phòng thay quần áo hay khu vệ sịnh thoải mái nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó là không gian để huấn luyện viên có thể đào tạo cho hội viên mới đến phòng tập.

 

Giá cả mặt bằng mở phòng tập Gym

 

Cùng với yếu tố diện tích và vị trí mở phòng tập Gym, bạn còn cần chú ý đến giá cả mặt bằng thuê để kinh doanh mở phòng tập trong kế hoạch kinh doanh phòng Gym. Giá cả mặt bằng thường phụ thuộc vào từng khu vực. Đối với khu vực nông thôn, giá thuê mặt bằng có thể khá rẻ, chỉ khoảng 10 triệu/tháng, hoặc nhiều thì ở mức 20 triệu đến 30 triệu với diện tích mặt bằng lớn. Ở các thị trấn hay thành phố nhỏ, giá thuê mặt bằng cho phòng tập có thể từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng, ở các khu tập trung đông dân cư, gần các khu công nghiệp trọng điểm hay khu vực dân cư có điều kiện kinh tế thì giá có thể ngang bằng với giá thuê ở các thành phố lớn. Còn ở các thành phố hay các khu đô thị lớn thì ở khu trung tâm thành phố có thể có giá thuê khá cao lên tới 50 triệu đến 70 triệu đồng/tháng, thậm chí là cao hơn, ở khu vực ngoại thành hoặc các quận xa trung tâm một chút thì giá thuê có thể chỉ khoảng 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng tùy theo diện tích và vị trí mở phòng tập Gym. Tốt nhất bạn nên chọn mặt bằng mở phòng tập có giá thuê phù hợp với nguồn vốn kinh doanh.

 

Lưu ý nếu vị trí bạn chọn quá cạnh tranh, mật độ phòng tập xung quanh cao và cùng phân khúc hay mô hình phòng Gym bạn dự định kinh doanh thì nên cân nhắc lựa chọn vị trí khác để tránh đầu tư lớn cho địa điểm nhưng không hiệu quả và gặp phải cạnh tranh cao.

 

Trên đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ với bạn các bước lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym, trong đó bao gồm 3 bước ban đầu. Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến bạn 5 bước còn lại trong việc lập kế hoạch mở phòng tập thể hình hiệu quả cho người mới bắt đầu. Hi vọng có thể giúp bạn xây dựng được kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất khi có ý tưởng mở phòng tập Gym ở thời điểm hiện nay.

 

Xem tiếp Kế hoạch kinh doanh phòng Gym thể hình hiệu quả cho người mới bắt đầu (P2) 

Kế hoạch kinh doanh phòng Gym thể hình cho người mới bắt đầu (P1)
3.7 (73.33%) 3 votes

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!