Tất tần tật thủ tục kinh doanh homestay cần biết trước khi kinh doanh

Tất tần tật thủ tục kinh doanh homestay cần biết trước khi kinh doanh

Bởi admin   -  24/10/2018
Tất tần tật thủ tục kinh doanh homestay cần biết trước khi kinh doanh
5 (100%) 2 votes

Kinh doanh homestay đang là một trong số các ngành nghề kinh doanh nổi bật nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng kinh doanh dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên để công việc kinh doanh thuận lợi, bạn cần chú ý đến các thủ tục kinh doanh homestay đang được áp dụng hiện nay.

 

Ở thời điểm hiện tại, kinh doanh homestay được xem là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cho du khách có nhu cầu. Không chỉ là loại hình kinh doanh mới mẻ và giàu tiềm năng mà kinh doanh homestay còn có thể giúp các chủ kinh doanh gặt hái lợi nhuận một cách hiệu quả và nhanh chóng. Đặc biệt khi ngành du lịch tại Việt Nam đang vô cùng phát triển với lượng du khách tăng trưởng mạnh hàng năm. Tuy nhiên để kinh doanh homestay thuận lợi thì việc chuẩn bị các thủ tục kinh doanh homestay là điều mà bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là các giấy tờ cần thiết nếu bạn muốn kinh doanh homestay ở thời điểm hiện nay.

 

Thủ tục kinh doanh homestay mới nhất


Kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay khi tìm kiếm ý tưởng cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch.

 

Tại sao nên chuẩn bị thủ tục kinh doanh homestay ?

 

Hiện nay có khá nhiều người kinh doanh homestay chưa có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật. Lý do có thể là vì chưa hiểu về các thủ tục pháp lý, không biết làm như thế nào, làm ở đâu hoặc do ngại phải bỏ ra thời gian, tiền bạc vào việc thủ tục giấy tờ vì chi phí làm không hề nhỏ, có thể vì được người này người kia khuyên chưa cần làm hoặc cho rằng chỉ cần quan hệ tốt với công an khu vực là đủ.

 


Nếu không chuẩn bị thủ tục kinh doanh homestay, bạn có thể bị phạt theo quy định của pháp luật đối với các sai phạm cụ thể.

 

Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM đang tăng cường kiểm tra các cơ sở homestay và phạt nặng các cơ sở vi phạm, đặc biệt vào các mùa cao điểm du lịch. Do dó nếu không đăng ký thủ tục kinh doanh homestay thì bạn có thể phải chịu phạt theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể được áp dụng theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó bao gồm kinh doanh homestay.

 

Mức phạt về giấy an ninh trật tự

 

– Phạt tiền từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ nếu không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

 

– Phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ  đến 15.0000.000 VNĐ nếu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.


Mức phạt về đăng ký tạm trú, tạm vắng


– Phạt tiền từ 500.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ đối với cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định.


Nếu xác định làm ăn lâu dài thì nên làm đủ giấy tờ càng sớm càng tốt, vì trước sau gì cũng phải làm, nếu bị kiểm tra thì vừa bị phạt số tiền lớn va vẫn phải mất tiền đi làm đủ giấy tờ.


Mức phạt về công tác PCCC


– Phạt tiền từ 100.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ nếu trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách.


– Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 VNĐ nếu Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy.


– Phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ nếu không thực hiện yêu cầu về phòng cháy chữa cháy


Thủ tục kinh doanh homestay bao gồm các loại giấy tờ nào ?


Khi kinh doanh homestay có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau mà bạn phải chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong kinh doanh đồng thời hạn chế việc bị đóng phạt khi công an phường, quận huyện kiểm tra đột xuất. Dưới đây là các loại giấy tờ cần thiết khi kinh doanh homestay và thủ tục xin cấp giấy tờ phù hợp với quy định của pháp luật mà các chủ kinh doanh homestay cần biết.

 

Thủ tục kinh doanh hometstay từ A đến Z


Để kinh doanh homestay thuận lợi, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

 

Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh

 

– Ngành nghề đăng ký là Dịch vụ lưu trú


– Địa điểm đăng ký tại UBND các quận huyện trong cả nước. 


– Hồ sơ đăng ký bao gồm Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký kinh doanh, Hợp đồng thuê nhà (bản photo), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ nhà (bản photo), Chứng minh thư nhân dân (bản photo), Hộ khẩu (bản photo).


– Quy trình Đăng ký giấy chứng nhận Hộ kinh doanh khá đơn giản, bạn đến phòng nhận hồ sơ 1 cửa, xin đơn đề nghị cấp giấy đăng ký kinh doanh, sau đó mang về điền thông tin, chuẩn bị hồ sơ đi kèm. Sau khi nộp hồ sơ, bạn nhận được 1 giấy hẹn trả kết quả trong vòng 7 ngày. Thực tế thì 7 ngày bạn có thể chưa nhận được giấy bởi phải chờ người đến nhà thẩm định. Sau khi thẩm định vài ngày mới có giấy. Nhanh thì 2 đến 3 tuần còn đối với các đơn vị làm việc lâu thì có thể cả tháng mới có giấy Đăng ký Kinh doanh.


Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự 


– Địa điểm xin cấp giấy là ở Phòng Quản lý Hành chính của công an các quận huyện trong cả nước.


– Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bao gồm Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC, Chứng minh thư nhân dân (bản photo), Giấy đăng ký kinh doanh (bản photo), Lý lịch tư pháp, Bản khai lý lịch cá nhân của chủ cơ sở.


Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC


– Địa điểm xin cấp tại Phòng cảnh sát PCCC quản lý địa bàn của bạn.


– Hồ sơ bao gồm Đơn đề nghị kiểm tra an toàn PCCC, Hồ sơ quản lý công tác PCCC, Bản cam kết, Bảng theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy, Hợp đồng thuê nhà (bản photo), Chứng minh thư nhân dân (bản photo), Giấy đăng ký kinh doanh (bản photo).


Văn bản thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh homestay


Bước tiếp theo trong quy trình thủ tục kinh doanh homestay đó là sau khi có đủ 3 loại giấy tờ trên, bạn phải làm văn bản thông báo về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho công an khu vực và công an quận trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động, xin xác nhận của các cơ quan này lên giấy thông báo. Nếu không có giấy thông báo này, bạn có thể bị phạt từ 1.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ.


Trường hợp các bạn cho người nước ngoài thuê dài hạn thì chỉ cần Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy PCCC, không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Tuy nhiên, bạn phải có hợp đồng thuê nhà ký với người nước ngoài.


Đăng ký với cơ quan thuế


Một trong số các thủ tục kinh doanh homestay tiếp theo bạn cần biết đó chính là đăng ký với cơ quan thế và nộp thuế. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải ra cơ quan thuế để kê khai, nộp thuế môn bài, thuế thu nhập.


Khai báo tạm trú tạm vắng cho khách lưu trú


Sau khi homestay của bạn có đủ các loại giấy từ để hoạt động thì bạn phải tiến hành khai báo tạm trú tạm vắng cho các khách du lịch đến đặt phòng tại homestay của bạn. Bạn có thể đến công an phường hoặc đăng ký tạm trú tạm vắng trực tuyến để thuận tiện hơn và tiết kiệm thời gian.


Trên đây là các thủ tục kinh doanh homestay mà bạn cần biết, hi vọng rằng có thể giúp bạn chuẩn bị tốt các thủ tục khi kinh doanh homestay ở thời điểm hiện tại. Chúc bạn thành công !

 

Xem thêm Kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z

Tất tần tật thủ tục kinh doanh homestay cần biết trước khi kinh doanh
5 (100%) 2 votes

Bài viết liên quan

Like hoặc Share để ủng hộ mình nhé!